Đề cương ôn thi HK II Văn 9-11-12
Chia sẻ bởi Võ Thị Thiên Hương |
Ngày 12/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi HK II Văn 9-11-12 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT TP BẾN TRE
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CÂU HỎI ÔN THI NGỮ VĂN 9 – HỌC KÌ II (2011-2012)
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
1. Phân tích tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách? (Vận dụng)
- Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích lũy được qua từng thời đại. Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển hoc thuật của nhân loại. Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người đã thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay.
- Đọc sách là một con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức. Đối với mỗi con người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn đi phát hiện thế giới mới. Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đại đã qua.
2. Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của VB Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm? (Hiểu)
- Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng. Cần kết hợp đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc schs chuyên môn. Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định cứ không thể tùy hứng, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm.
- Qua bài viết Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm đã trình bày những ý kiến xác đáng ấy một cách có lí lẽ và bằng những dẫn chứng sinh động
3. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra hai thiên hướng sai lạc thường gặp của việc đọc sách như thế nào? Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào? (Hiểu)
- Chu Quang Tiềm đã chỉ ra hai thiên hướng sai lạc thường gặp của việc đọc sách:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hóa, không biết nghiền ngẫm.
+ Sách nhiều khiến người ta đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
- Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc bằng cách:
+ Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình. Tác giả bài viết đã khẳng định thật đúng rằng “Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác”, vì thế “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”. Ý kiến này chứng tỏ kinh ngiệm, sự từng trải của một học giả lớn.
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
1. Trình bày về tác giả Nguyễn Đình Thi? (Nhận biết)
Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê ở Hà Nội, là thành viên của tổ chức Văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản thành lập từ năm 1943. Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm Tổng thư kí Hội Văn hóa cứu quốc, đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên. Từ năm 1958 đến năm 1989, Nguyễn Đình Thi là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật. Hoạt động văn nghệ của Nguyễn Đình Thi khá đa dạng: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình. Năm 1996, ông đã được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? (Hiểu)
- Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình. Nội dung của tác phẩm văn nghệ đâu chỉ là câu chuyện, là con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời lí thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho mỗi chúng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CÂU HỎI ÔN THI NGỮ VĂN 9 – HỌC KÌ II (2011-2012)
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
1. Phân tích tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách? (Vận dụng)
- Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích lũy được qua từng thời đại. Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển hoc thuật của nhân loại. Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người đã thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay.
- Đọc sách là một con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức. Đối với mỗi con người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn đi phát hiện thế giới mới. Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đại đã qua.
2. Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của VB Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm? (Hiểu)
- Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng. Cần kết hợp đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc schs chuyên môn. Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định cứ không thể tùy hứng, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm.
- Qua bài viết Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm đã trình bày những ý kiến xác đáng ấy một cách có lí lẽ và bằng những dẫn chứng sinh động
3. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra hai thiên hướng sai lạc thường gặp của việc đọc sách như thế nào? Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào? (Hiểu)
- Chu Quang Tiềm đã chỉ ra hai thiên hướng sai lạc thường gặp của việc đọc sách:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hóa, không biết nghiền ngẫm.
+ Sách nhiều khiến người ta đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
- Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc bằng cách:
+ Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình. Tác giả bài viết đã khẳng định thật đúng rằng “Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác”, vì thế “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”. Ý kiến này chứng tỏ kinh ngiệm, sự từng trải của một học giả lớn.
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
1. Trình bày về tác giả Nguyễn Đình Thi? (Nhận biết)
Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê ở Hà Nội, là thành viên của tổ chức Văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản thành lập từ năm 1943. Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm Tổng thư kí Hội Văn hóa cứu quốc, đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên. Từ năm 1958 đến năm 1989, Nguyễn Đình Thi là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật. Hoạt động văn nghệ của Nguyễn Đình Thi khá đa dạng: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình. Năm 1996, ông đã được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? (Hiểu)
- Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình. Nội dung của tác phẩm văn nghệ đâu chỉ là câu chuyện, là con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời lí thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho mỗi chúng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Thiên Hương
Dung lượng: 209,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)