Đề cương ôn thi HK II Văn 8-11-12

Chia sẻ bởi Võ Thị Thiên Hương | Ngày 11/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi HK II Văn 8-11-12 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT TP BẾN TRE
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


THƯ VIỆN CÂU HỎI MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 8.
HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2011- 2012

PHẦN VĂN BẢN

Bài 1: NHỚ RỪNG - Thế Lữ
1. Nhận biết:Giới thiệu vài nét về tác phẩm “Nhớ rừng” của Thế Lữ?
- Bài thơ sáng tác năm 1934.
- Thơ mới thể 8 chữ.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
2. Thông hiểu: Nỗi đau từ “Giấc mộng ngàn” to lớn phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của con hổ ở vườn bách thú, cũng là của con người?
- Khát vọng được sống chân thật cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính mình “Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi”.
- Đó cũng là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do của người dân nô lệ mất nước thuở đó.
3.Vận dụng: Viết đoạn văn trình bày giá trị nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa của bài thơ “Nhớ rừng”.
- Nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn kết hợp các biện pháp tu từ, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm, xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa, giọng thơ biến hóa.
- Nội dung: Nhớ rừng của Thế Lữ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt.
-Ý nghĩa: Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

Bài 2: ÔNG ĐỒ - Vũ Đình Liên
Nhận biết: Nêu vài nét giới thiệu tác phẩm “Ông đồ” của Vũ Đình Liên?
- Đăng trên báo Tinh hoa 1936 và được tuyển chọn trong Thi nhân Việt Nam 1941.
- Thơ ngũ ngôn hiện đại.
- PTBĐ: Biểu cảm+ tự sự, miêu tả.
2. Thông hiểu: Niềm hoài cổ sâu xa về một phong tục đẹp đang bị lụi tàn thể hiện qua khổ thơ nào? Hãy chép lại khổ thơ đó một cách chính xác.
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
3.Vận dụng: Theo em, những câu thơ sau là tả cảnh hay tả tình?
- Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…
- Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay.
Viết đoạn văn để làm rõ cái hay của những câu thơ trên.
- Đây là những câu thơ tả cảnh ngụ tình.
- Nỗi bồn tủi vì ế ẩm của ông đồ lan sang cả những vật vô tri vô giác, cả đất trời cũng ảm đạm, buồn bã cùng với ông đồ.

Bài 3: QUÊ HƯƠNG - Tế Hanh:
1. Nhận biết: Bài thơ “Quê hương” của tác giả nào? Nêu phương thức biểu đạt của bài thơ?
- Tác giả: Tế Hanh
- PTBĐ: Biểu cảm+ tự sự, miêu tả.
2. Thông hiểu: Nỗi nhớ quê da diết, chân thành thể hiện ở khổ thơ nào? Hãy chép lại chính xác khổ thơ ấy.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
3. Vận dụng: Viết đoạn văn cho thấy cảm nhận “cái mùi nồng mặn” trong nỗi nhớ quê của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
- Mùi nồng mặn vừa nồng nàn chân thành lại mặn mà, đằm thắm. . - Bởi đó là mùi đặc biệt của làng biển, của gió, nắng biển, của mồ hôi lao động dân chài được cảm nhận bằng tấm tình trung hiếu của người con xa quê.

Bài 4: KHI CON TU HÚ - TỐ HỮU:
Nhận biết: Ai là tác giả bài thơ “Khi con tu hú”? Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ?
- Tác giả: Tố Hữu.
- PTBĐ: Biểu cảm+ miêu tả.
2.Thông hiểu: Nêu ý chính đoạn thơ cuối của bài thơ “Khi con tu hú”? Chép chính xác bốn câu thơ ấy.
- Nội dung: Tâm trạng ngột ngạt cao độ và khát vọng cháy bỏng về với cuộc sống tự do.
- Chép chính xác 4 câu thơ cuối: . Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Thiên Hương
Dung lượng: 118,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)