Đề cương ôn thi CLDN môn văn 9

Chia sẻ bởi Đoàn Ngọc Thưởng | Ngày 12/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi CLDN môn văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN VĂN
Nêu những thông tin về văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” và “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” (phần “ghi nhớ” các bạn chia ra là nội dung chính và nghệ thuật chính nha).
Phong cách Hồ Chí Minh:
Ghi nhớ: vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình:
Đọc – chú thích:
- Tác giả:
+ G.G.Mác-két, nhà văn Côlômbia, sinh năm 1928, là tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo.
+ Ông được nhận giải Nôben văn học năm 1982.
- Tác phẩm: trích từ tham luận của ông (1986).
Ghi nhớ:
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên Trái Đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người. Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.
- Bài viết của Mác-két đã đề cập vấn đề cấp thiết nói trên với sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể và còn bởi nhiệt tình của tác giả.
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em:
Ghi nhớ: bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao về trẻ em ngày 30/9/1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vủ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.
Nêu những thông tin về văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” và tóm tắt văn bản (phần “ghi nhớ” các bạn chia ra là nội dung chính và nghệ thuật chính; các bạn cũng tự tóm tắt nha).
Đọc – chú thích:
- Tác giả:
+ Nguyễn Dữ quê Hải Dương, là học trò Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+ Ông sống ở thế kỉ XVI, thời kì triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng.
+ Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan có một năm rồi xin nghỉ về nhà sống ẩn dật.
- Tác phẩm:
+ Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì à được lưu truyền): viết bằng chữ Hán, khai thác các chuyện cổ dân gian, truyền thuyết, lịch sử, dã sử của Việt Nam. Nhân vật là những người phụ nữ đức hạnh hay những tri thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc.
+ “Chuyện người con gái Nam Xương” dựa trên truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương” là một trong 20 truyện của tác phẩm “Truyền kì mạn lục”.
Ghi nhớ: qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệp của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
Trình bày về các phương châm hội thoại. Cho VD.
- Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa. VD: Lan ơi! Bạn tên gì vậy?
- Phương chăm về chất: khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. VD: Tôi thấy ma.
- Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
VD:
Nam: Bạn ăn cơm chưa?
Lan: Mình tắm rồi.
- Phương châm cách thức: khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ. VD: Hổ mang bò lên núi.
- Phương châm lịch sự: khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. VD: Bạn có thể nói nhỏ một tí không? Đây là thư viện mà!
- Quan hệ giữa phương châm và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Ngọc Thưởng
Dung lượng: 60,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)