Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Nguyễn Thiên Anh | Ngày 27/04/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tác phẩm
Tác giả
Xuất xứ
Nghệ thuật
Nội dung

1 Đồng Chí.
⊛ Thể thơ : tự do.
⊛ Bố cục : 3 phần.
+ Bảy câu thơ đầu : Cơ sở hình thành tình đồng chí.
+ Mười câu thơ tiếp: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
+ Ba câu thơ cuối: Bức tranh đẹp về tình đồng chí, biểu tượng cao cả của cuộc đời người chiến sĩ.

– Chính Hữu (1926-2007).
- Quê : Hà Tĩnh.
– 1947,ông bắt đầu sáng tác thơ và thơ ông chủ yếu viết về người lính và chiến tranh với cảm xúc dồn nén,ngôn ngữ cô đọng.
– 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật.
– Tác phẩm chính: Đầu súng trăng treo(1966), Ngọn đèn đứng gác….

– Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – khi tác giả đã cùng tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947).
– Bài thơ được in trong tập “Đầu súng trăng treo” ( 1966).

– Thể thơ tự do với những câu dài ngắn đan xen .
–  Hình ảnh thơ cụ thể, xác thực mà giàu sức khái quát.
– Ngôn ngữ chọn lọc, bình dị mà có sức ngân vang.
– Sử dụng nhiều từ ngữ đắt giá
– Biện pháp sóng đôi, đối ngữ được sử dụng rất thành công
– Đặc biệt, bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạng .

Bài thơ kết thúc nhưng lại mở ra những suy nghĩ mới trong lòng người đọc. Bài thơ đã làm sống lại một thời khổ cực của cha anh ta, làm sống lại chiến tranh ác liệt. Bài thơ khơi gợi lại những kỉ niệm đẹp, những tình cảm tha thiết gắn bó yêu thương mà chỉ có những người đã từng là lính mới có thể hiểu và cảm nhận hết được.


2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
⊛ Thể thơ : tự do .
⊛ Bố cục : 2 phần
- Hình ảnh những chiếc xe không kính .
- Hình ảnh người lính lái xe .

– Phạm Tiến Duật (1941-2007)
– Quê : Phú Thọ.
– Thơ ông có một giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, hóm hỉnh, tinh nghịch mà sâu sắc.
– Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
– Tác phẩm chính: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Gửi em cô thanh niên xung phong, Lửa đèn, Bài thơ về tiểu đội xe không kính…
– Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Vào năm 1969.
-Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt.

– Giọng thơ ngang tàn, có cả chất nghịch ngợm, rất phù hợp với những đối tượng miêu tả.
– Thể thơ: Kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ.
– Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm nhưng có sự gia tăng đáng kể của các yếu tố tự sự.
– Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường.
– Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, ngồn ngộn chất đời sông chiến trưòng .
– Chất thơ toát lên từ hình tượng độc đáo — những chiếc xe trần trụi và tâm hồn trẻ trung, năng động, lãng mạn, yêu đời của người lính lái xe.
– Bút pháp liệt kê, đảo ngữ, hoán dụ, điệp từ,…

Bài thơ đã sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ hiểm nguy, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, trái tim yêu nước nồng nhiệt của tuổi trẻ thời kì chống Mĩ. Đồng thời tái hiện hiện thực chiến tranh khốc liệt.


3 Đoàn thuyền đánh cá.
⊛ Thể thơ : 7 chữ.
⊛ Bố cục : 3 phần
– Hai khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn buông xuống.
– Bốn khổ tiếp: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong một đêm trăng rất đẹp.
– Khổi cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về khi bình minh đã rạng ngời trên biển.

– Huy Cận (1919-2005)
– Quê: tỉnh Hà Tĩnh.
– Là nhà thơ nổi tiếng từ phong trào Thơ mới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thiên Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)