Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bích Vân | Ngày 27/04/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ II
I. TIẾNG VIỆT
1. Khới ngữ:
Đặc điểm: -Đứng trước chủ ngữ, nêu đề tài của câu.
-Có thể thêm các quan hệ từ vào phía trước khởi ngữ như: Còn, về, đối với, với…
Ví dụ:
Làm khí tượng ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
Còn buồn thì ai mà chả phải sợ.
Điều này ông khổ tâm hết sức.
2. Thành phần biệt lập:

Tên
Công dụng
Dấu hiệu nhận biết

TP tình thái
-thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu (thái độ tin cậy thấp hay cao)

-có lẽ, hình như, dường như,có vẻ như, đúng là, chắc là, chắc hẳn, chắc, chắc chắn…

TP cảm thán
-dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…)

-các thán từ: chao ôi, ôi, ồ, trời ơi,… (không được dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than phía sau.)

TP gọi đáp
-dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

-Này, Ê, Thưa ông, Vâng, Da,… (không được dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than phía sau.)

TP phụ chú
-dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

Đặt giữa 2 dấu gạch ngang, 2 dâu phẩy, 2 dâu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy; có khi đặt sau dấu hai chấm.



3.Liên kết câu và liên kết đoạn văn.








Bài tập SGK trang 44:

4. Nghĩa tường minh và hàm ý:
-Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
-Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
-Có những điều kiện nào để sử dụng hàm ý? Người nói có dụng ý đưa hày vào, người nghe có năng lực giải đoán hàm ý.
Ví dụ:
Để yêu cầu một người nào đó mở cửa sổ, có hai cách nói sau:
–Nam ơi, mở cửa sổ đi! (Nghĩa tường minh)
–Nam ơi, phòng tối quá! (Hàm ý: -Mở cửa sổ đi!)

II. LÀM VĂN
1. Nghị luận xã hội.
VD: bàn về hiện tượng vứt rác nơi công cộng, bàn về những tấm gương vượt khó, suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn...
Đối với bài văn nghị luận xã hội, các em cần lập luận điểm theo các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Thế nào là?
-Giải thích khái niệm, các tầng ý nghĩa...
-Nêu biểu hiện trong cuộc sống
Câu hỏi 2: Tại sao ...?
-Khẳng định khía cạnh đúng đắn.
-Chỉ ra chỗ sai, mặt hạn chế, nguyên nhân...
Câu hỏi 3: Ta phải làm gì...?
-Phê phán những biêu hiện sai lệch
-Nêu giải pháp, rút ra bài học...
Ví dụ: Suy nghĩ về tính khiêm nhường.
Câu hỏi 1: Thế nào là khiêm nhường?
-Khiêm nhường là khiêm tốn khi tự nói về mình và biết nhường nhịn người khác.
-Biểu hiện khiêm nhường: không quá đề cao mình trong cuộc hội thoại, biết lắng nghe ý kiến người khác, cởi mở trong giao tiếp...
Câu hỏi 2: tại sao cần phải khiêm nhường?
-Đó là biểu hiện của sự tôn trọng người khác, cách ứng xử có văn hóa
-Được người khác tôn trọng, giúp đỡ
-Để có cơ hội học hỏi, hoàn thiện bản thân....
Câu hỏi 3: Ta phải rèn luyện khiêm nhường như thế nào?
-Tạo lối sống giản dị, thân thiện, cởi mở....
-Khiêm nhường không phải là rụt rè, thụ động, nhường nhịn mù quáng...
2. Nghị luận văn học.
a. Nghị luận về thơ:
Mô hình thường gặp của đoạn văn nghị luận thơ:
-Câu nêu luận điểm (ý chính của đoạn thơ )
-Trích dẫn thơ (chỉ trích dẫn những câu tiêu biểu)
-Câu phân tích, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ trên.
-Đánh gí về cảm xúc trong đoạn thơ.
b. Nghị luận về truyện:
Mô hình thường gặp của đoạn văn nghị luận về truyện:
-Câu nêu luận điểm (ý chính sẽ phân tích)
-Nêu các chi tiết, dẫn chứng từ tác phẩm (dẫn trực tiếp, hoặc gián tiếp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)