Đề cương ôn thi
Chia sẻ bởi ngô hải ninh |
Ngày 26/04/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 8 HKII
Kí hiệu dùng trong đề cương:
In đậm: Đề mục, in nghiêng: lý thuyết (phải học thuộc), in thường: ví dụ; gạch chân: cần chú ý
Các bài tập ví dụ đều được đóng khung đọc để tham khảo cách giải.
Cấu tạo chất – Tính chất nguyên tử, phân tử:
(Nêu cấu tạo các chất? Nêu tính chất của nguyên tử, phân tử)
a) Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
b) Nguyên tử, phân tử có tính chất:
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.
- Nhiệt độ càng cao các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh.
Bài tập về hiện tượng khuếch tán:
1, Thí nghiệm Bơ-rao: Khi thả các hạt phấn hoa vào trong nước và quan sát dưới kính hiển vi thì thấy các hạt phấn hoa. Do các phân tử nước luôn chuyển động hỗn độn về mọi phía nên chúng va chạm vào các hạt phấn hoa và làm các hạt phấn hoa chuyển động.
2, Pha muối vào nước mặc dù không khuấy thì sau một thời gian thấy nước có vị mặn: Do giữa các phân tử nước có khoảng cách, các phân tử muối thì luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía nên có thể xen kẽ vào các khoảng cách giữa các phân tử nước.
3, Khi mở lọ nước hoa thì sau vài giây thấy mùi nước hoa: Do giữa các phân tử không khí có khoảng cách, các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía, xen kẽ vào các khoảng cách giữa các phân tử không khí nên ta thấy mùi nước hoa. Ta không thấy mùi nướ hoa ngay lập tức vì các phân tử nước hoa chuyển động và va chạm vào các phân tử không khí nên không chuyển động thẳng.
4, Tại sao trong nước có không khí: Vì giữa các phân tử nước có khoảng cách, các phân tử không khí chuyển động hỗn độn nên có thể chuyển động xuống dưới và xen vào các khoảng cách giữa các phân tử nước.
5, Tại sao để chì lên vàng thì sau 1 thời gian bề mặt vàng có màu chì: Do giữa các phân tử vàng có khoảng cách, các phân tử chì chuyển động hỗn độn về mọi phía nên có thể xen vào giữa khoảng cách các phân tử vàng.
Mẫu: Giữa các phân tử (nguyên tử) …….. có khoảng cách. Các phân tử (nguyên tử) …… chuyển động hỗn độn không ngừng nên có thể xen vào giữa khoảng cách đó => Kết luận
II. Truyền nhiệt.
a) Dẫn nhiệt: Là hình thức truyền nhiệt từ phần này tới phần kia của vật, từ vật này tới vật kia.
Chất rắn dẫn nhiệt tốt, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt kém. Chân không không dẫ nhiệt.
b) Đối lưu: Là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và khí
c) Bức xạ nhiệt: Là hình thức truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không. Vật màu tối, xù xì thì hấp thụ tia nhiệt tốt.
Bài tập hiện tượng truyền nhiệt.
1, Tại sao xoong nồi làm bằng kim loại, bát đĩa làm bằng sứ: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt, nên đun nấu thức ăn sẽ nhanh. Bát đĩa làm bằng sứ vì sứ dẫn nhiệt kém, giúp ta không bị bỏng.
2, Mặc 1 áo dầy hay 1 áo mỏng ấm hơn: Mặc nhiều áo mỏng ấm hơn vì giữa các lớp áo mỏng có không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém, giúp nhiệt trong cơ thể ít bị truyền ra ngoài.
3, Tại sao mùa hè mặc áo trắng: Mùa hè mặc áo trắng để phản xạ lại các tia nhiệt, giúp ta bớt nóng. Mùa đông mặc áo tối màu để hấp thụ các tia nhiệt giúp ta ấm hơn.
4, Giải thích sự tạo thành gió: Lớp không khí phía dưới mặt đất được làm nóng sẽ nhẹ hơn và bay lên cao, lớp không khí ở nơi khác sẽ ùa vào lấp khoảng trống. Tạo thành gió.
5, Bình thủy giữ nhiệt được vì: Được làm bằng thủy tinh dẫn nhiệt kém, giúp hạn chế sự dẫn nhiệt ra bên ngoài. Giữa 2 lớp thủy tinh có 1 lớp chân không giúp hạn chế sự đối lưu và dẫn nhiệt. 2 lớp thủy tinh tráng bạc để phản xạ lại các tia nhiệt. Có nắp đậy để hạn chế hiện tượng đối lưu.
Chất rắn: Dẫn nhiệt. Xác định nhiệt độ ở đâu cao hơn? Chất dẫn nhiệt tốt hay kém => rút ra kl.
Chất lỏng & khí: Đối lưu: Khi được làm nóng,
Kí hiệu dùng trong đề cương:
In đậm: Đề mục, in nghiêng: lý thuyết (phải học thuộc), in thường: ví dụ; gạch chân: cần chú ý
Các bài tập ví dụ đều được đóng khung đọc để tham khảo cách giải.
Cấu tạo chất – Tính chất nguyên tử, phân tử:
(Nêu cấu tạo các chất? Nêu tính chất của nguyên tử, phân tử)
a) Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
b) Nguyên tử, phân tử có tính chất:
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.
- Nhiệt độ càng cao các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh.
Bài tập về hiện tượng khuếch tán:
1, Thí nghiệm Bơ-rao: Khi thả các hạt phấn hoa vào trong nước và quan sát dưới kính hiển vi thì thấy các hạt phấn hoa. Do các phân tử nước luôn chuyển động hỗn độn về mọi phía nên chúng va chạm vào các hạt phấn hoa và làm các hạt phấn hoa chuyển động.
2, Pha muối vào nước mặc dù không khuấy thì sau một thời gian thấy nước có vị mặn: Do giữa các phân tử nước có khoảng cách, các phân tử muối thì luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía nên có thể xen kẽ vào các khoảng cách giữa các phân tử nước.
3, Khi mở lọ nước hoa thì sau vài giây thấy mùi nước hoa: Do giữa các phân tử không khí có khoảng cách, các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía, xen kẽ vào các khoảng cách giữa các phân tử không khí nên ta thấy mùi nước hoa. Ta không thấy mùi nướ hoa ngay lập tức vì các phân tử nước hoa chuyển động và va chạm vào các phân tử không khí nên không chuyển động thẳng.
4, Tại sao trong nước có không khí: Vì giữa các phân tử nước có khoảng cách, các phân tử không khí chuyển động hỗn độn nên có thể chuyển động xuống dưới và xen vào các khoảng cách giữa các phân tử nước.
5, Tại sao để chì lên vàng thì sau 1 thời gian bề mặt vàng có màu chì: Do giữa các phân tử vàng có khoảng cách, các phân tử chì chuyển động hỗn độn về mọi phía nên có thể xen vào giữa khoảng cách các phân tử vàng.
Mẫu: Giữa các phân tử (nguyên tử) …….. có khoảng cách. Các phân tử (nguyên tử) …… chuyển động hỗn độn không ngừng nên có thể xen vào giữa khoảng cách đó => Kết luận
II. Truyền nhiệt.
a) Dẫn nhiệt: Là hình thức truyền nhiệt từ phần này tới phần kia của vật, từ vật này tới vật kia.
Chất rắn dẫn nhiệt tốt, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt kém. Chân không không dẫ nhiệt.
b) Đối lưu: Là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và khí
c) Bức xạ nhiệt: Là hình thức truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không. Vật màu tối, xù xì thì hấp thụ tia nhiệt tốt.
Bài tập hiện tượng truyền nhiệt.
1, Tại sao xoong nồi làm bằng kim loại, bát đĩa làm bằng sứ: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt, nên đun nấu thức ăn sẽ nhanh. Bát đĩa làm bằng sứ vì sứ dẫn nhiệt kém, giúp ta không bị bỏng.
2, Mặc 1 áo dầy hay 1 áo mỏng ấm hơn: Mặc nhiều áo mỏng ấm hơn vì giữa các lớp áo mỏng có không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém, giúp nhiệt trong cơ thể ít bị truyền ra ngoài.
3, Tại sao mùa hè mặc áo trắng: Mùa hè mặc áo trắng để phản xạ lại các tia nhiệt, giúp ta bớt nóng. Mùa đông mặc áo tối màu để hấp thụ các tia nhiệt giúp ta ấm hơn.
4, Giải thích sự tạo thành gió: Lớp không khí phía dưới mặt đất được làm nóng sẽ nhẹ hơn và bay lên cao, lớp không khí ở nơi khác sẽ ùa vào lấp khoảng trống. Tạo thành gió.
5, Bình thủy giữ nhiệt được vì: Được làm bằng thủy tinh dẫn nhiệt kém, giúp hạn chế sự dẫn nhiệt ra bên ngoài. Giữa 2 lớp thủy tinh có 1 lớp chân không giúp hạn chế sự đối lưu và dẫn nhiệt. 2 lớp thủy tinh tráng bạc để phản xạ lại các tia nhiệt. Có nắp đậy để hạn chế hiện tượng đối lưu.
Chất rắn: Dẫn nhiệt. Xác định nhiệt độ ở đâu cao hơn? Chất dẫn nhiệt tốt hay kém => rút ra kl.
Chất lỏng & khí: Đối lưu: Khi được làm nóng,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: ngô hải ninh
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)