Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Thạch Phá Thiên | Ngày 26/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:


HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP ĐỘNG HỌC

PHẦN 1:CÔNG THỨC VẬN TỐC.
Để giải được bài tập, yêu cầu chung là học sinh cần nắm vững lí thuyết, thuộc các công thức và có khả năng biến đổi tốt các liên hệ giữa các đại lượng. Trong phần này, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản sau:
+ Vận tốc v = S/t => S = v.t và t = S/v.
+ Hiểu các đại lượng trong công thức tính vận tốc và đơn vị của vận tốc.
Ví dụ, giải thích được vì sao 1m/s = 3,6km/h.

Các ví dụ mẫu:
Ví dụ 1.1: Đổi đơn vị đo .
1m/s = ………km/h.
1km/phút = ………km/h
36km/h = ………m/s
0,5cm/s = ………..m/h

Hướng dẫn:
+GV chú ý cho học sinh biến đổi đơn vị ở cả “tử” ( quãng đường) và “mẫu” ( thời gian).
a) 1m/s =  b) 1km/phút = 
c) 18km/h = d) 0,5cm/s = 

+Nhận xét: Ta có thể dùng ngay 1m/s = 3,6km/h mà không cần giải thích lại. Bài này biến đổi là để học sinh rõ cách làm.

Ví dụ 1.2: Một xạ thủ bắn một phát đạn vào bia ở cách xa 510 mét.Từ lúc bắn đến lúc nghe thấy tiếng đạn trúng mục tiêu là 2 giây.Vận tốc của âm thanh truyền trong không khí là 340m/s.Tính vận tốc của đạn?

+ Hướng dẫn:
Tóm tắt : S = 510m , t = 2s, v = 340m/s. v’ =?

Vì cần tính vận tốc nên cần tìm quãng đường và thời gian đạn chuyển động.
Học sinh cần rõ “2 giây” trong bài là thời gian đạn chuyển động cộng với thời gian âm thanh dội lại.
Thời gian âm thanh truyền trong quãng đường S = 510m là:
t1 =  = 510/340 = 1,5s
Thời gian đạn chuyển động từ lúc bắn đến lúc chạm mục tiêu là:
t2 = 2-1,5 = 0,5s
Vận tốc của đạn là v’ = = 510/0,5 = 1020m/s.
Ví dụ 1.3: Một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc 15m/s thì bị một viên đạn bắn xuyên qua hai thùng xe theo phương vuông góc với phương chuyển động của xe. Xác định vận tốc của đạn biết hai thùng xe cách nhau 2,4mét và hai vết đạn cách nhau 6cm tính theo phương chuyển động.

+ Hướng dẫn:
Tóm tắt: S1 = 2,4m , S2 = 6cm = 0,06m , v = 15m/s. v’ =?

Đầu bài có khá nhiều dữ kiện, các số liệu đều gắn với đối tượng khác với “viên đạn”, học sinh dễ bị lúng túng nếu không hiểu hiện tượng xảy ra.
Ta cần xác định “quãng đường” viên đạn chuyển động và khoảng ‘thời gian” tương ứng. Theo đầu bài, khi xe chuyển động được 6cm thì đạn chuyển động quãng đường 2,4 mét.
Thời gian xe chuyển động được quãng đường S2 là :
t =  = 0,06/15 = 0,004s.
Đó cũng là thời gian viên đạn chuyển động hết khoảng cách giữa hai thành toa xe.
Vận tốc của đạn là v` =  = 2,4/ 0,004= 600m/s.
+ Nhận xét: Hai ví dụ trên cho thấy, học sinh cần hiểu thật rõ hiện tượng xảy ra, hiểu rõ vấn đề đặt ra của bài toán. Việc hiểu rõ câu hỏi sẽ giúp chúng ta có hướng đi đúng và chúng ta sẽ có tư duy để liên hệ các số liệu trong bài.

Ví dụ 1.4: Một ôtô và một xe đạp cùng xuất phát từ bến A. Ôtô xuất phát muộn hơn 20 phút và sau khi đi được 1giờ thì dừng lại nghỉ 10 phút (ở vị trí B) rồi lại chạy quay về A và đã gặp xe đạp ở chính giữa quãng đường AB. Tính vận tốc xe đạp biết ôtô có vận tốc không đổi là 60km/h.
Hướng dẫn:
+Ta cần xác định “quãng đường” và ‘thời gian” xe đạp đã đi.
+t1 = 20’= 1/3h, t2 = 1h, t3 = 10’= 1/6 h v1 =60km/h
Gọi C là điểm gặp lại của ôtô và xe đạp, AC = 30km.
Thời gian ôtô chuyển động từ B về C là t4 = t2/2 = 0,5h.
Thời gian xe đạp đi hết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thạch Phá Thiên
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)