Đề cương ôn thi
Chia sẻ bởi Hà Thị Lệ Huyền |
Ngày 26/04/2019 |
80
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
CÂU HỎI ÔN TẬP THI HỌC KỲ II – VẬT LÝ 7
Câu 1: Có mấy loại điện tích? Kể tên? Các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào khi đặt chúng gần nhau?
- Có hai loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương.
- Hai vật nhiễm điện đặt gần nhau:
+ Nếu hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.
+ Nếu hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
Câu 2: Khi nào một vật nhiễm điện âm , khi nào một vật nhiễm điện dương? Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các mảnh giấy vụn?
- Một vật nhiễm điện âm nếu nó nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.
- Vì lúc đó các vật chưa nhiễm điện. Các điện tích (+) và (-) trung hòa nhau.
* chú ý: nếu hai vật đặt cạnh nhau mà hút nhau thì xẩy ra hai trường hợp:
+ TH1. Hai vật nhiễm điện thì nhiễm điện khác loại.
+ TH2. Có thể 1 vật nhiễm điện một vật không.
Câu 3: Nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử.
- Mọi vật được cấu tạo từ các nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ gồm một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm, xung quanh có các êlectron mang điện tích âm chuyển động.
- Tổng điện tích âm của các eelectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
- Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
* chú ý: khi cọ sát các vật nhiễm điện âm hoặc dương thì số điện tích âm ( các electron) thay đổi nhưng điện tích hạt nhân( điện tích dương) không thay đổi.
Câu 4: Dòng điện là gì? Bóng đèn dây tóc phát sáng chứng tỏ được điều gì? Chiều dòng điện theo qui ước như thế nào?
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Khi bóng đèn dây tóc phát sáng chứng tỏ có dòng điện chạy qua.
- Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 5: Chất cách điện là gì? Kể tên ba loại chất cách điện.
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua.
- Ba loại chất cách điện như: gỗ khô, thủy tinh, nhựa …
Câu 6: Nguồn điện có khả năng gì? Hãy nêu ba thiết bị điện dùng pin có trong gia đình em.
- Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho thiết bị điện hoạt động.
- Ba thiết bị điện dùng pin như: điện thoại di động, đèn pin, đồng hồ….
Câu 7: Dòng điện trong kim loại là gì? Kim loại là vật dẫn điện hay cách điện? Tại sao?
- Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do chuyển dời( dịch chuyển) có hướng.
- Kim loại là chất dẫn điện tốt. Trong đó bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất.
- Vì trong kim loại có sẵn các electron tự do có thể dịch chuyển có hướng.
Câu 8: Hãy kể tên các tác dụng của dòng điện. Mỗi tác dụng nêu một thiết bị điện minh họa cho mỗi tác dụng đó.
- Tác dụng nhiệt: Nồi cơm điện, ấm siêu điện….
- Tác dụng phát sáng: bóng đèn của bút thử điện( chất khí phát sáng), bóng đèn dây tóc ( dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram)…..
- Tác dụng từ: chuông điện. máy giặt, máy bơm nước, quạt điện, rơ le tự ngắt mạch….(Nam châm điện được cấu tạo gồm cuộn dây quấn quanh lõi sắt non chỉ hút sắt, thép không hút đồng, nhôm, vàng, bạc, mẩu giấy vụn)
- Tác dụng hóa học: mạ vàng, mạ bạc…..
- Tác dụng sinh lý: châm cứu điện, làm tê liệt thần kinh……
* Chú ý: bóng đèn led và bóng đèn bút thử điện, bóng đèn huỳnh quang không hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện nên bị nóng lên rất ít.
Câu 9: Cho các dụng cụ điện sau; quạt điện, nồi cơm điện, tivi, ấm đun nước điện, máy khoan, máy sấy tóc. Khi các dụng cụ trên hoạt động thì thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào?
- Tác dụng nhiệt có ích: nồi cơm điện, ấm đun nước điện, máy sấy tóc.
- Tác dụng nhiệt không có ích: máy khoan, quạt điện, tivi.
Câu 1: Có mấy loại điện tích? Kể tên? Các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào khi đặt chúng gần nhau?
- Có hai loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương.
- Hai vật nhiễm điện đặt gần nhau:
+ Nếu hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.
+ Nếu hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
Câu 2: Khi nào một vật nhiễm điện âm , khi nào một vật nhiễm điện dương? Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các mảnh giấy vụn?
- Một vật nhiễm điện âm nếu nó nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.
- Vì lúc đó các vật chưa nhiễm điện. Các điện tích (+) và (-) trung hòa nhau.
* chú ý: nếu hai vật đặt cạnh nhau mà hút nhau thì xẩy ra hai trường hợp:
+ TH1. Hai vật nhiễm điện thì nhiễm điện khác loại.
+ TH2. Có thể 1 vật nhiễm điện một vật không.
Câu 3: Nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử.
- Mọi vật được cấu tạo từ các nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ gồm một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm, xung quanh có các êlectron mang điện tích âm chuyển động.
- Tổng điện tích âm của các eelectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
- Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
* chú ý: khi cọ sát các vật nhiễm điện âm hoặc dương thì số điện tích âm ( các electron) thay đổi nhưng điện tích hạt nhân( điện tích dương) không thay đổi.
Câu 4: Dòng điện là gì? Bóng đèn dây tóc phát sáng chứng tỏ được điều gì? Chiều dòng điện theo qui ước như thế nào?
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Khi bóng đèn dây tóc phát sáng chứng tỏ có dòng điện chạy qua.
- Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 5: Chất cách điện là gì? Kể tên ba loại chất cách điện.
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua.
- Ba loại chất cách điện như: gỗ khô, thủy tinh, nhựa …
Câu 6: Nguồn điện có khả năng gì? Hãy nêu ba thiết bị điện dùng pin có trong gia đình em.
- Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho thiết bị điện hoạt động.
- Ba thiết bị điện dùng pin như: điện thoại di động, đèn pin, đồng hồ….
Câu 7: Dòng điện trong kim loại là gì? Kim loại là vật dẫn điện hay cách điện? Tại sao?
- Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do chuyển dời( dịch chuyển) có hướng.
- Kim loại là chất dẫn điện tốt. Trong đó bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất.
- Vì trong kim loại có sẵn các electron tự do có thể dịch chuyển có hướng.
Câu 8: Hãy kể tên các tác dụng của dòng điện. Mỗi tác dụng nêu một thiết bị điện minh họa cho mỗi tác dụng đó.
- Tác dụng nhiệt: Nồi cơm điện, ấm siêu điện….
- Tác dụng phát sáng: bóng đèn của bút thử điện( chất khí phát sáng), bóng đèn dây tóc ( dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram)…..
- Tác dụng từ: chuông điện. máy giặt, máy bơm nước, quạt điện, rơ le tự ngắt mạch….(Nam châm điện được cấu tạo gồm cuộn dây quấn quanh lõi sắt non chỉ hút sắt, thép không hút đồng, nhôm, vàng, bạc, mẩu giấy vụn)
- Tác dụng hóa học: mạ vàng, mạ bạc…..
- Tác dụng sinh lý: châm cứu điện, làm tê liệt thần kinh……
* Chú ý: bóng đèn led và bóng đèn bút thử điện, bóng đèn huỳnh quang không hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện nên bị nóng lên rất ít.
Câu 9: Cho các dụng cụ điện sau; quạt điện, nồi cơm điện, tivi, ấm đun nước điện, máy khoan, máy sấy tóc. Khi các dụng cụ trên hoạt động thì thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào?
- Tác dụng nhiệt có ích: nồi cơm điện, ấm đun nước điện, máy sấy tóc.
- Tác dụng nhiệt không có ích: máy khoan, quạt điện, tivi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Thị Lệ Huyền
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)