Đề cương ôn thi
Chia sẻ bởi Cao Khánh Linh |
Ngày 26/04/2019 |
108
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC – HỌC KÌ II VẬT LÝ 7 (2018 – 2019)
Sự nhiễm điện do cọ xát:
Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát;
Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác và làm sáng bóng đèn bút thử điện.
Hai loại điện tích:
Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau; Các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận them êlectrôn, nhiễm điện dương nếu nhận them electron.
Sơ lược về cấu tạo nguyên tử:
Ở tâm mỗi nguyên tử có 1 hạt nhân mang điện tích dương.
Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
Tổng điện tích (-) của các ê lec trôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân, do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
Ê lec trôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
Dòng điện – nguồn điện:
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Mỗi nguồn điện đều có 2 cực. Dòng điện chạy trong mach điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với 2 cực của nguồn điện bằng dây điện.
Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động.
Các nguồn điện: pin; ắc quy; đinamô xe đạp; máy phát điện.
Chất dẫn điện – chất cách điện – dòng điện trong kim loại:
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Ví dụ: đồng, sắt, chì, nhôm, bạc, dung dịch muối…
Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Ví dụ: nhựa, cao su, thủy tinh, sứ, vải khô…
Dòng điện trong kim loại là dòng các ê lec trôn tự do dịch chuyển có hướng.
Chiều của dòng điện trong kim loại là đi từ cực âm qua cực dương.
Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện:
Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
Quy ước chiều dòng điện: là chiều đi từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Năm tác dụng của dòng điện:
Tác dụng nhiệt: dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường làm vật dẫn nóng lên. Nếu vật dễn nóng lên đến nhiệt độ cao thì phát sáng ƯD: bàn là điện; Đèn dây tóc.
Tác dụng phát sáng: làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn LED (đi ốt phát quang) mawsjcduf các đèn này chưa nóng đến nhiệt độ cao.
Tác dụng từ: Có thể làm quay kim nam châm. ƯD: chuông điện, quạt điện.
Tác dụng hóa học: khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng sun phát, thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm. ƯD: Mạ điện
Tác dụng sinh lý: dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và động vật. ƯD: châm cứu điện.
Cường độ dòng điện: Là đại lượng đặc trưng cho mức độ mạnh hay yếu của dòng điện
Kí hiệu: I; Đơn vị đo: Ampe (A), miliAmpe (mA); Dụng cụ đo: Ampe kế;
Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
Hiệu điện thế: Nguồn điện tạo ra giữa 2 cực của nó một hiệu điện thế.
Kí hiệu: U; đơn vị đo là: Vôn (V); kilôVôn (kV); mili Vôn (mV); Dụng cụ đo: Vôn kế
Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị HĐT giữa 2 cực của nó khi chưa mắc vào mạch.
Hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ dùng điện:
Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường.
HĐT giữa 2 đầu bóng đèn càng lớn, thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
Đoạn mạch gồm 2 đèn mắc nối tiếp : I = I1 = I2 và U = U1 + U2
Hoặc: I1 = I2 = I3 và U13 = U12 + U23
Đoạn mạch gồm 2 đèn mắc song song: U = U1 = U2 và I = I1 + I2
Hoặc: UMN = U12 = U34 và IMN = I12 + I34
Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện:
Nguồn điện (gồm 1 pin hoặc ắc quy) + -
Nguồn điện gồm 2 pin mắc liên tiếp + -
Bóng đèn
Dây dẫn
Công tắc đóng . .
Công tắc mở
Am pe kế + -
Vôn kế
Sự nhiễm điện do cọ xát:
Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát;
Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác và làm sáng bóng đèn bút thử điện.
Hai loại điện tích:
Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau; Các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận them êlectrôn, nhiễm điện dương nếu nhận them electron.
Sơ lược về cấu tạo nguyên tử:
Ở tâm mỗi nguyên tử có 1 hạt nhân mang điện tích dương.
Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
Tổng điện tích (-) của các ê lec trôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân, do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
Ê lec trôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
Dòng điện – nguồn điện:
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Mỗi nguồn điện đều có 2 cực. Dòng điện chạy trong mach điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với 2 cực của nguồn điện bằng dây điện.
Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động.
Các nguồn điện: pin; ắc quy; đinamô xe đạp; máy phát điện.
Chất dẫn điện – chất cách điện – dòng điện trong kim loại:
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Ví dụ: đồng, sắt, chì, nhôm, bạc, dung dịch muối…
Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Ví dụ: nhựa, cao su, thủy tinh, sứ, vải khô…
Dòng điện trong kim loại là dòng các ê lec trôn tự do dịch chuyển có hướng.
Chiều của dòng điện trong kim loại là đi từ cực âm qua cực dương.
Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện:
Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
Quy ước chiều dòng điện: là chiều đi từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Năm tác dụng của dòng điện:
Tác dụng nhiệt: dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường làm vật dẫn nóng lên. Nếu vật dễn nóng lên đến nhiệt độ cao thì phát sáng ƯD: bàn là điện; Đèn dây tóc.
Tác dụng phát sáng: làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn LED (đi ốt phát quang) mawsjcduf các đèn này chưa nóng đến nhiệt độ cao.
Tác dụng từ: Có thể làm quay kim nam châm. ƯD: chuông điện, quạt điện.
Tác dụng hóa học: khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng sun phát, thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm. ƯD: Mạ điện
Tác dụng sinh lý: dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và động vật. ƯD: châm cứu điện.
Cường độ dòng điện: Là đại lượng đặc trưng cho mức độ mạnh hay yếu của dòng điện
Kí hiệu: I; Đơn vị đo: Ampe (A), miliAmpe (mA); Dụng cụ đo: Ampe kế;
Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
Hiệu điện thế: Nguồn điện tạo ra giữa 2 cực của nó một hiệu điện thế.
Kí hiệu: U; đơn vị đo là: Vôn (V); kilôVôn (kV); mili Vôn (mV); Dụng cụ đo: Vôn kế
Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị HĐT giữa 2 cực của nó khi chưa mắc vào mạch.
Hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ dùng điện:
Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường.
HĐT giữa 2 đầu bóng đèn càng lớn, thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
Đoạn mạch gồm 2 đèn mắc nối tiếp : I = I1 = I2 và U = U1 + U2
Hoặc: I1 = I2 = I3 và U13 = U12 + U23
Đoạn mạch gồm 2 đèn mắc song song: U = U1 = U2 và I = I1 + I2
Hoặc: UMN = U12 = U34 và IMN = I12 + I34
Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện:
Nguồn điện (gồm 1 pin hoặc ắc quy) + -
Nguồn điện gồm 2 pin mắc liên tiếp + -
Bóng đèn
Dây dẫn
Công tắc đóng . .
Công tắc mở
Am pe kế + -
Vôn kế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Khánh Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)