Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Cô Hoàng Thị Quyên | Ngày 26/04/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn lớp 8
I.Phần Tiếng Việt
1.Từ tượng thanh, từ tượng hình.
Khái niệm: Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Vd: lom khom, lênh khênh, khúc khuỷu, lò dò, vật vả, khép nép, thong thả, ung dung, mênh mong,
Cô ấy đứng khép nép bên lề đường.
Phía xa, xuất hiện ánh sáng lập lòe của những chú đom đóm.
Cô ấy cứ thong thả mà bước đi như không có chuyện gì xảy ra.
Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mong.
Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Vd: róc rách, rì rào, lộp bộp, hu hu, lao xao,ầm ầm, ì ầm, …
Tiếng suối chảy róc rách.
Gió thổi tung những tấm rèm và lay giật các cánh cửa sổ làm chúng mở ra và đóng rầm rầm.
Công dụng: Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao ; thường được dùng trong văn miêu tà và tự sự.
2.Trợ từ, thán từ.
_ Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Ví dụ : những, có ,chính, đích, ngay,…
Hôm nay, mẹ cho nó có 5,000.
Hôm nay, nó ăn những hai bát cơm.
Chính ba tôi đã tặng tôi quyển sách này.
Tôi đã nhắc bạn những bốn năm lần rồi mà bạn không chịu nghe.
_ Thán từ là những từ dung để bộc lô tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dung để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
Ví dụ:
+ Thán từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc : a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,…
Than ôi! Những ngày tháng vui vẻ bên nhau còn đâu.
+ Thán từ gọi đáp : này, ơi, vâng, dạ, ừ,…
Này! Tôi gọi mãi mà sao bạn không trả lời.
3.Câu ghép.
_ Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu.
_ Có hai cách nối các vế câu :
+ Dùng từ ngữ có tác dụng nối :
. Nối bằng một quan hệ từ ;
. Nối bằng một cặp quan hệ từ ;
. Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
+ Không dùng từ nối : Trong trường hợp này giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
_ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu :
+ Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là : quan hệ ngyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
+ Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.


4.Các biện pháp tu từ.
_ Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ :
+ Ngáy như sấm.
+ Chạy bán sống bán chết
+ Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột.
_ Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.. Ví dụ :
+ Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa, nên chú nó rất thương nó.
+ Đây là lớp học dành cho trẻ em khiếm thị.
+ Khuya rồi mời bà đi nghỉ.
II. Phần văn bản:
1.Truyện kí Việt Nam:
TT
Tên văn bản (Tác phẩm)
Tác giả
Năm sáng tác
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật

1
Tôi đi học
Thanh Tịnh
1941
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cô Hoàng Thị Quyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)