Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Nguyễn Uy Hùng | Ngày 17/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II
Môn Vật lí (Lớp 7)
Chương 5: ÂM THANH
I. LÝ THUYẾT:
Câu 1: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Những vật phát ra âm thanh gọi là nguồn âm.
Các vật phát ra âm (nguồn âm) đều dao động.
Câu 2: Tần số dao động là gì? Đơn vị tần số là gì? Khi nào vật phát ra âm phát ra cao (âm bổng)? khi nào vật phát ra âm thấp (âm trầm)?
Số dao động trong một giây gọi là tân số. Đơn vị tần số là héc, ký hiêu Hz.
Khi tần số dao động càng lớn thí âm phát ra càng cao.
Khi tần số dao động càng nhỏ thí âm phát ra càng thấp.
Lưu ý: (Quan trọng)
Thông thường tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.
Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm. Những âm có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là siêu âm.
Con chó và một số động vật khác có thể nghe được âm có tần số thấp hơn 20Hz, cao hơn 20000Hz.
* Cách tính tần số : Ví dụ : Một vật trong 2 phút thực hiện được 1200 dao dao động. Tính tần số dao động đó và cho biết vật đó có phát ra âm không và tai người nghe được không ?
Giải : 2’ = 120s 1200 dao động
1s 1200.1/120 = 10 dao động.
Vậy tần số của dao động trên là 10Hz.
- Vật có dao động nên phát ra âm. Âm này có tần số 10Hz < 20 Hz nên tai người không thể nghe được.
Câu 3: Khi nào âm phát ra to? Khi nào âm phát ra nhỏ? Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì?
Biên độ dao động càng lớn thì âm phát ra càng to.
Biên độ dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng nhỏ.
Độ to của âm được đo bằng đơn vị dêxiben (dB)
Câu 4: Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường nào? Âm thanh không truyền được trong môi trường nào?
Âm thanh có thể truyền được trong môi trường rắn, lỏng và khí.
Âm thanh không thể truyền được trong chân không.
Câu 5: Trong 3 môi trường rắn, lỏng, khí. Vận tốc truyền âm trong môi trường nào lớn nhất, môi trường nào nhỏ nhất?
Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn nhất, trong chất khí nhỏ nhất.( Vận tốc truyền âm: trong chất rắn (Thép : 6100 m/s)> trong chất lỏng (nước: 1500m/s) > trong chất khí (không khí: 340 m/s).)
Câu 6: Các vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Các vật như thế nào thì phản xạ âm kém?
Những vật có bề mặt cứng, nhẵn là những vật phản xạ âm tốt.( hấp thụ âm kém)
Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề là những vật phản xạ âm kém. ( hấp thụ âm tốt)
Lưu ý: Phản xạ âm – Tiếng vang:
+ Am dội lại khi gặp mặt chắn là âm phản xạ.
+ Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra ít nhất 1/15 giây.
+ Vật phản xạ âm tốt: cứng, nhẵn. Vật phản xạ âm kém: mềm, gồ ghề.
Câu 7: Nêu một số biện pháp có thể chống ô nhiễm tiếng ồn?
Giảm độ to của tiếng ồn phát ra
Ngăn chặn đường truyền của tiếng ồn.
Làm cho âm truyền theo hướng khác.
Lưu ý: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, hoạt động của con người.

II. BÀI TẬP:
Câu 1: Để xác định độ sâu của đáy biển, một tàu neo cố định trên mặt nước và phát ra siêu âm rồi thu lại siêu âm phản xạ sau 1,4 giây. Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s. Em hãy tính độ sâu của đáy biển.
Giải: Quãng đường âm trực tiếp tryền đi đến khi tàu thu lại được âm phản xạ
1s 1500m
1,4s 1500.1,4 = 2100m

Vậy độ sâu của đáy biển là: 2100/2 = 1050m
Câu 2:Nếu nghe thấy tiếng sét sau 3 giây kể từ khi nhìn thấy chớp , thì em có thể biết được khoảng cách từ nơi mình đứng đến chổ sét đánh là bao nhiêu không?
Câu 3:Em phải đứng cách một vách núi ít nhất là bao nhiêu để tại đó em nghe được tiếng vang tiếng nói mình? Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Uy Hùng
Dung lượng: 86,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)