Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Nguyễn Như Ý | Ngày 16/10/2018 | 149

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

GIẢI ĐỀ CƯƠNG SỬ 9 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018
I/ Tự luận:
1)Em hãy nhận định về đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946-1954.
- Đường lối kháng chiến của ta là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ ủng hộ của quốc tế.
+ Kháng chiến toàn dân biểu hiện ở toàn dân tham gia chiến đấu với mọi vũ khí trong tay, chủ yếu là lực lượng vũ trang của ba thứ quân ( bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, quân du kích).
+ Kháng chiến toàn diện diễn ra trên các mặt trận (quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao) nhưng chủ yếu và quyết định là trên mặt trận quân sự.
+ Trường kì: Kháng chiến lâu dài, vừa đánh giặc vừa xây dựng phát triển lực lượng,
+ Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Dựa vào sức người, sức của của chúng ta, không trông chờ ỷ lại bên ngoài, nhưng tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
* Bằng 5 dòng, em hãy giải thích tại sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là cuộc kháng chiến chính nghĩa, mang tính nhân dân?
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là cuộc kháng chiến chính nghĩa, mang tính nhân dân vì là cuộc chiến đấu mang tính chất tự vệ, nhằm giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân; cuộc kháng chiến đó do toàn dân tiến hành và nó diễn ra trên nhiều mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao; được mọi tầng lớp nhân dân tham gia chiến đấu.
2) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1975
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn và sáng tạo.
- Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, chiến đấu dũng cảm; có hậu phương vững chắc và không ngừng lớn mạnh.
- Sự đoàn kết của ba nước Đông Dương, sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng cách mạng và sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ cứu nước, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của đế quốc và phong kiến, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- Mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Nó có tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và trên thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.
3) So sánh chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ:
So sánh
chiến tranh đặc biệt
chiến tranh cục bộ



Giống nhau
- Đều là chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ.
- Đều nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
- Đều bị phá sản







Khác nhau
Thời gian
1961-1965
1965-1968


Quy mô ct
Chủ yếu ở miền Nam.
Chiến tranh mở rộng cả nước (cả hai miền Nam – Bắc)




Biện pháp tiến hành
Bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mỹ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, tiến hành càn quét, bình định lập “ấp chiến lược”, tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới và vùng biển.
Bằng lực lượng quân đội Mỹ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn, vũ khí của Mĩ tiến hành hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”, tiến hành chiến tranh phá hoại ác liệt miền bắc.


Kết quả
Bị phá sản vào giữa năm 1965

Bị phá sản vào cuối năm 1968


Nhận xét
Chiến tranh cục bộ ác liệt hơn chiến tranh đặc biệt thể hiện ở mục tiêu, lực lượng tham chiến, vũ khí, hỏa lực, phương tiện chiến tranh vừa tiêu diệt quân chủ lực vừa bình định miền Nam vừa phá hoại miền Bắc.

4) Trình bày sơ lược về chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.
* Chiến dịch Tây Nguyên:
- Ngày 10/3/1975, ta tấn công và nhanh chóng giải phóng Buôn Ma Thuột.
- Ngày
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Như Ý
Dung lượng: 19,38KB| Lượt tài: 3
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)