Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Phan Bảo An | Ngày 15/10/2018 | 131

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:





C1:
a/TL: a.Nguyên nhân bệnh tiểu đường: Do sự rối loạn hoạt động của tuyến tụy (hàm lượng hoocmon Insulin tiết ra ít) ( không chuyển hóa Glucozo thành Glucozen dự trữ ở gan và cơ ( dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên.
b/


c/ Bệnh Bazơđô: Do tuyến giáp hoạt (lộng mạnh tiết nhiều hooc-môn làm tăng cường trao đổi chất tăng tiêu dùng oxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp,căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.
Do tuyến giáp hoạt động mạnh nên gây bướu cổ, mắt lồi do tích nước.
d/ Bệnh biếu cổ do thiếu iốt: Khi thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tiroxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hooc-môn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến giáp (bướu cổ). C2:
-Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. * Những điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện: - Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện. - Kích thích có điều kiện tiến hành trước kích thích không điều kiện trong vài giây. - Phải có sự kết hợp lặp đi lặp lại nhiều lần *Vai trò: đảm bảo sự thích nghi với môi trường sống và điều kiện sống luôn thay đổi và hình thành những thói quen, tập quán sống mới.
C3:Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận : - Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử  prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận. - Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong (cân bằng nội môi). 
C4:Cơ thể phản ứng lại những thay đổi của môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển bằng cơ chế phản xạ. Chẳng hạn khi trời nóng, cơ thể phản ứng lại bằng dãn các mao mạch dưới da, tiết mồ hôi để tăng sự thoát nhiệt giữ cho thân nhiệt được bình thường. Ngược lại, khi trời lạnh thì mạch co, da săn lại (sởn gai ốc) để giảm sự thoát nhiệt, đồng thời tăng sinh nhiệt bằng rung cơ (run). (Học sinh có thể lấy nhiều ví dụ khác). Ở người, ngoài các phản xạ tự nhiên (PXKĐK) cần biết sử dụng các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ (PXCĐK) như sử dụng quạt máy, máy điều hòa nhiệt, lò sưởi...
C5:
Nước tiểu đầu
Nươc tiểu chính thức 

 Nồng dộ các chất hoà tan loãng hơn 
 Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn 

 Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn  
 Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc hơn  

 Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng 
 Gần như không còn chứa chất dinh dưỡng 

 Bởi vì máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được tạo thành liên tục, tuy nhiên quá trình thải nước tiểu thì diễn ra từng đợt do lượng nước tiểu trong bóng đái phải >=200ml thì mới đủ áp lực làm cho ta buồn đi tiểu. Lúc này, sự kết hợp co bóp giữa cơ vòng ống đái, cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.
C6:
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện

* Trả lời kích thích không điều kiện.
* Bẩm sinh.
* Bền vững.
* Có tinh chất di truyền, mang tính
chất chủng loại.
* Số lượng hạn chế.
* Cung phản xạ đơn giản.
* Trung ương nằm ở trụ não, tủy
sống.

- Trả lời kích thích có điều kiện.
- Được hình thành trong đời sống.
- Dễ mất khi không được củng cố.
- Có tính chất cá thể, không di truyền
- Số lượng không hạn định.
- Hình thành đường liên hệ tạm thời.
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Bảo An
Dung lượng: 317,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)