Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Trung | Ngày 15/10/2018 | 84

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Bài 39
1/ So sánh bộ xương thằn lằn với ếch Giống: bộ xương chia làm 3 phần: đầu, thân, chi  Khác:  - Xương thằn lằn :  + Cổ dài (8 đốt sống cổ)  + Duôi dài  + Chi trước và chi sau bằng nhau  + Chi trước có 5 ngón  - Xương ếch:  + Cổ ngắn (1 đốt sống cổ)  + Đuôi tiêu giảm (đốt sống cùng)  + Chi trước ngắn, chi sau dài  + Chi trước có 4 ngón
2/ Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo bên trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn: Thở hoàn toàn bằng phổi sự giao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của cơ liên sườn. Tim xuất hiện vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nửa (4 ngăn chưa hoàn chỉnh), máu nuôi cơ thể ít pha trộn. Thằn lằn là động vật biến nhiệt. Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và hậu thận cùng trực tràng có khả năng hấp thu lại nước. Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển. 3/ Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch






Bài 41
1/ Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu
- Chim bồ câu trống có cơ quan giao phối tạm thời (1 đôi tinh hoàn, ống dẫn tinh), thụ tinh trong. – Con mái có buồng trứng bên trái phát triển và ống dẫn trứng, ống dẫn trứng phải tiêu giảm - Mỗi lứa đẽ chỉ gồm 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc - Chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.
2/Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay. - Chi trước biến thành cánh → quạt gió(động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh. - Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh. - Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng. - Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ. - Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ. - Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
3/ So sánh bay vỗ cánh và bay lượn




Bài 49
1/ Đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay
- Chi trước biến đổi thành cánh da: là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền với cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón (rất dài) với mình, chi sau và đuôi. - Dơi có màng cánh rộng, thân ngắn nên có cách bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều một cách linh hoạt - Chân dơi yếu, bám chặt vào cành cây treo ngược cơ thể. Khi bay, dơi chỉ cần rời vật bám - Bộ răng nhọn dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ
2/ Trình bày đặc điểm Gấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước. - Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc. - Chi trước biến đối thành vây dạng chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như các động vật có xương sống ở cạn, xương cánh tay và xương ống tay ngắn, các xương ngón tay rất dài. Bài 51 Câu 1: Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc. Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ.
- Thú Móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.
- Thú Móng guốc di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp).
Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ:
/
Câu 2: So sánh đặc điếm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người với khỉ và vượn. 
/ Câu 3: Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của Thú.
/
Bài 55
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính

Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
Là hình thức sinh sản có sự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)