Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Trần Trọng Thái | Ngày 14/10/2018 | 127

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN CƠ HỌC
I- KIẾN THỨC BỔ TRỢ:
1. Chuyển động cơ – Chuyển động thẳng đều:
1.1 Chuyển động cơ:
- Định nghĩa: Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian.
- Quĩ đạo: Quĩ đạo của chuyển động cơ là tập hợp các vị trí của vật khi chuyển động tạo ra.
- Hệ qui chiếu: Để khảo sát chuyển động của một vật ta cần chọn hệ qui chiếu thích hợp. Hệ qui chiếu gồm:
+ Vật làm mốc, hệ trục tọa độ. (một chiều Ox hoặc hai chiều Oxy) gắn với vật làm mốc.






+ Mốc thời gian và đồng hồ.
1.2 Chuyển động thẳng đều:
- Định nghĩa: Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng và có vận tốc trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
- Đặc điểm: Vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian (v = const).
- Các phương trình chuyển động thẳng đều:
+ Vận tốc: v = Const
+ Quãng đường: s = 
+ Tọa độ: x = x0+v(t – t0)




Với x là tọa độ của vật tại thời điểm t; x0 là tọa độ của vật tại thời điểm t0 (Thời điểm ban đầu).
Đồ thị chuyển động thẳng đều:








2. Chuyển động thẳng không đều:
2.1. Định nghĩa:
- Chuyển động thẳng không đều là chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng và có vận tốc luôn thay đổi (tăng, giảm) theo thời gian.
- Khi vận tốc của vật tăng dần theo thời gian, đó là chuyển động nhanh dần đều.
- Khi vận tốc của vật giảm dần theo thời gian, đó là chuyển động chậm dần đều.
2.2. Đặc điểm:
Trong chuyển động không đều, vận tốc của vật luôn thay đổi. Vận tốc của vật trên một quãng đường nhất định được giọi là vân tốc trung bình trên quãng đường đó:

Nói trung trên các quãng đường khác nhau thì vận tốc trung bình khác nhau.

3. Tính tương đối của chuyển động:
3.1. Tính tương đối của chuyển động:
Trạng thái chuyển động hay đứng yên của một vật có tính tương đối, nó phụ thuộc vào hệ qui chiếu mà ta chọn.
3.2. Công thức cộng vận tốc:
- Công thức:

Với:  là vận tốc của vật (1) so với vật (2);  là vận tốc vật (1) so với vật (3);  là vận tốc vật (2) so với vật (3).
- Các trường hợp riêng:
+ vuông góc với  thì: 
+Khi:  cùng hướng với thì: v13 = v12 + v23



+Khi:  ngược hướng với thì: v13 = v12 - v23



4. Các loại lực cơ học:
4.1. Lực hấp dẫn:
- Lực hút giữa các vật với nhau.
- Trọng lực là trường hợ riêng của lực hấp dẫn, đó là lực hút của Trái Đất lên vật. Trọng lực có:
+ Điểm đặt: Tại trọng tâm của vật.
+ Phương: Thẳng đứng; Chiều: Hướng về Trái Đất.
+ Độ lớn: P = mg (thường lấy g = 10 (m/s2)). Được gọi là trọng lượng của vật.
4.2. Lực đàn hồi:
Xuất hiện khi vật đàn hồi bị biến dạng.
+ Điểm đặt: Tại vật gây ra biến dạng.
+ Phương: Cùng phương với lực gây biến bạng vật; Chiều: Ngược chiều lực gây biến dạng.
+ Độ lớn: Fđh = kx (K là độ cứng của lò xo, x là chiều dài khi lò xo biến dạng).
4.3. Lực ma sát:
Là lực xuất hiện cản trở chuyển động của vật (ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ)
+ Điểm đặt: Tại vật, chỗ tiếp xúc giữa vật và mặt tiếp xúc.
+ Phương: Cùng phương chuyển động của vật; Chiều: Ngược chiều với chuyển động của vật.
+ Độ lớn: Fms = μN(μ là hệ số ma sát, N là áp lực của vật lên mặt tiếp xúc).
4.4. Biểu diễn lực:
Biểu diễn véctơ lực người ta dùng một mũi tên có:
- Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt).
- Phương, chiều là phương chiều của lực.
- Độ dài mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo tỉ xích cho trước.

5. Công và năng lượng:
5.1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Trọng Thái
Dung lượng: 524,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)