ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VL8 HKI
Chia sẻ bởi Huỳnh Văn Bê |
Ngày 14/10/2018 |
59
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VL8 HKI thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
Môn: Vật lý 8
1) Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
- Để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên, người ta chọn vật làm mốc (vật mốc)
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác được gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động)
2) Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác
3) Phân biệt chuyển động theo hình dạng quỹ đạo
- Đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian được gọi là quỹ đạo chuyển động của chuyển động
- Tùy theo hình dạng quỹ đạo, người ta phân biệt chuyển động thẳng và chuyển động cong. Chuyển động tròn là một trường hợp của chuyển động cong
4) Tốc độ - Tốc độ cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động, được xác định bằng quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian - Công thức tính tốc độ:
s là quãng đường vật đi được trong thời gian t
Đơn vị của tốc độ là m/s hoặc km/h
5 . Áp suất : - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
(N/m2) hoặc (Pa)
F: áp lực (N)
Với: S: diện tích bị ép ( m2)
p : áp suất (N/m2)
- Đơn vị của áp suất là Paxcan (Pa) : 1Pa = 1N/m2
6) Các biễu diễn và kí hiệu véc tơ lực
Lực là một đại lượng, vectơ, được biễu diễn bằng một mũi tên có:
- Gốc là điểm đặt của lực (điểm mà lực tác dụng lên vật)
- Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực
- Độ dài biểu diễn cường độ ( độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước
Một vec tơ lực thường được kí hiệu là: (f có mũi tên phía trên)
Độ lớn của lực thường được kí hiệu là: F
7 . Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau:
- Chất lỏng gây áp suất theo mọi hướng lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
- Công thức tính áp suất chất lỏng tại 1điểm bất kì trong lòng chất lỏng đứng yên.
h : độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng (m)
p = h . d ( N/m2 ) Với: d : trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3 )
p : áp suất ( N/m2 )
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực mặt thoáng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.
8. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy thủy lực:
1. Cấu tạo: Bộ phận chính của máy thủy lực gồm 2 ống hình trụ, tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng, mỗi ống có 1pittông.
2. Nguyên tắc hoạt động : Khi ta tác dụng một lực f lên pittông nhỏ, lực này gây một áp suất p lên mặt chất lỏng p=áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn tới pittông lớn và gây ra lực F nâng pittông lớn lên. F = p.S = . Suy ra:
9 . Công cơ học: - Chỉ có công cơ học khi có lực F tác dụng vào vật và làm cho vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực.
A = F . s ( J )
A : công cơ học ( J )
F : lực tác dụng vào vật ( N )
s : quãng đường vật dịch chuyển (m)
- Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì : A = 0
- Chú ý : Vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính bằng công thức khác
10 . Sự nổi :- Một vật nhúng chìm trong chất lỏng sẽ chịu tác dụng của 2 lực là : Trọng lực hướng xuống dưới và lực đẩy hướng lên trên.
+ Vật chìm xuống nếu: P > F
+ Vật lơ lửng nếu: P = F
+ Vật nổi lên khi: P < F
- Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ac-si-Mét : F = d . V .
Với : d : trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3 )
V : thể tích phần chìm của vật trong chất lỏng ( m3)
Nếu vật là một khôí đặc nhúng ngập trong chất lỏng (Vvật = Vlỏng )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Văn Bê
Dung lượng: 62,72KB|
Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)