Đề cương ôn tập vật lý học kì II(lý thuyết+bài tập).hay
Chia sẻ bởi Trần Hòai Ngọc |
Ngày 14/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập vật lý học kì II(lý thuyết+bài tập).hay thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 8 HKII
I/ Lý thuyết:
1. Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
* Mặt phẳng nghiêng: A= P . h và l = 2h & F
1
2
P A= F . l
* Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:
H
𝐴𝑐𝑖
𝐴𝑡𝑝 . 100%=
𝑃 .ℎ
𝐹 .𝑙 . 100%
Trong đó: F: tính cả lực ma sát.
l: Chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
* Trong chuyển động đều, lực cản bằng lực phát động.
2. Công suất:
a) Công thức tính công suất:
- Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
* Công thức tính công suất: P
𝐴
𝑡
Trong đó: A: là công thực hiện được(J)
t: là thời gian thực hiện công đó(s hay giây).
P: Công suất ( W hay J/s)
b) Đơn vị công suất:
- Đơn vị công suất là J/s hay còn gọi là oat(kí hiêu là W).
1 W = 1 J/s 1 kW= 1000W. 1MW= 1000 kW= 1000000W
3. Cơ năng:
a) Cơ năng:
- Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng.
- Vật có khả năng thực hiện công cơ học càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn.
- Cơ năng cũng được đo bằng đơn vị jun.
b) Thế năng hấp dẫn:
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn.
- Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện được càng lớn, nghĩa là thế năng của vật càng lớn.
- Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng không.
* Chú ý: - Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào mốc tính độ cao.
- Thế năng hấp dẫn của vật còn phụ thuộc vào khối lượng của nó. Vật có khối lượng càng lớn thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.
c) Thế năng đàn hồi:
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
- Độ biến dạng của vật càng lớn thì công do vật sinh ra càng lớn, thế năng của vật càng lớn.
d) Động năng:
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
* Động năng của vật phụ thuộc vào các yếu tố nào?
- Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
- Vận tốc và khối lượng của vật càng lớn thì động năng của vật càng lớn.
Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Một vật có thể vừa có động năng vừa có thế năng. Cơ năng của vật lúc đó bằng tổng động năng và thế năng của nó.
4. Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
5. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
6. Hiện tượng khuếch tán:
- Khi đổ hai chất lỏng khác nhau vào cùng một bình chứa, sau một thời gian hai chất lỏng tự hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.
- Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hòa lẫn vào nhau do sự chuyển động không ngừng của các hạt phân tử và giữa chúng có khoảng cách.
VD1: Cho đường vào nước ta thấy nước có vị ngọt. Chứng tỏ đường đã hòa lẫn vào nước, đó là hiện tượng khuếch tán.
VD2: Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat màu xanh. Vì nước nhẹ hơn nên nổi ở trên tạo thành một mặt phân cách giữa hai chất lỏng. Sau một thời gian, mặt phân cách này mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt. Nước và đồng sunfat đã hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.
- Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng. Khi nhiệt độ càng giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng chậm.
7
I/ Lý thuyết:
1. Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
* Mặt phẳng nghiêng: A= P . h và l = 2h & F
1
2
P A= F . l
* Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:
H
𝐴𝑐𝑖
𝐴𝑡𝑝 . 100%=
𝑃 .ℎ
𝐹 .𝑙 . 100%
Trong đó: F: tính cả lực ma sát.
l: Chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
* Trong chuyển động đều, lực cản bằng lực phát động.
2. Công suất:
a) Công thức tính công suất:
- Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
* Công thức tính công suất: P
𝐴
𝑡
Trong đó: A: là công thực hiện được(J)
t: là thời gian thực hiện công đó(s hay giây).
P: Công suất ( W hay J/s)
b) Đơn vị công suất:
- Đơn vị công suất là J/s hay còn gọi là oat(kí hiêu là W).
1 W = 1 J/s 1 kW= 1000W. 1MW= 1000 kW= 1000000W
3. Cơ năng:
a) Cơ năng:
- Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng.
- Vật có khả năng thực hiện công cơ học càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn.
- Cơ năng cũng được đo bằng đơn vị jun.
b) Thế năng hấp dẫn:
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn.
- Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện được càng lớn, nghĩa là thế năng của vật càng lớn.
- Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng không.
* Chú ý: - Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào mốc tính độ cao.
- Thế năng hấp dẫn của vật còn phụ thuộc vào khối lượng của nó. Vật có khối lượng càng lớn thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.
c) Thế năng đàn hồi:
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
- Độ biến dạng của vật càng lớn thì công do vật sinh ra càng lớn, thế năng của vật càng lớn.
d) Động năng:
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
* Động năng của vật phụ thuộc vào các yếu tố nào?
- Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
- Vận tốc và khối lượng của vật càng lớn thì động năng của vật càng lớn.
Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Một vật có thể vừa có động năng vừa có thế năng. Cơ năng của vật lúc đó bằng tổng động năng và thế năng của nó.
4. Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
5. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
6. Hiện tượng khuếch tán:
- Khi đổ hai chất lỏng khác nhau vào cùng một bình chứa, sau một thời gian hai chất lỏng tự hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.
- Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hòa lẫn vào nhau do sự chuyển động không ngừng của các hạt phân tử và giữa chúng có khoảng cách.
VD1: Cho đường vào nước ta thấy nước có vị ngọt. Chứng tỏ đường đã hòa lẫn vào nước, đó là hiện tượng khuếch tán.
VD2: Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat màu xanh. Vì nước nhẹ hơn nên nổi ở trên tạo thành một mặt phân cách giữa hai chất lỏng. Sau một thời gian, mặt phân cách này mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt. Nước và đồng sunfat đã hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.
- Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng. Khi nhiệt độ càng giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng chậm.
7
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Hòai Ngọc
Dung lượng: 25,31KB|
Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)