Đề cương ôn tập Vật Lý 9 HKI

Chia sẻ bởi Trương Trường Thi | Ngày 14/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập Vật Lý 9 HKI thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP VẬT LÝ 9 HỌC KỲ I (2012-2013)
PHẦN CÂU HỎI:
Điện trở của dây dẫn biểu thị cho tính chất nào của dây dẫn? Để xác định điện trở của dây dẫn ta cần những dụng cụ gì? Nêu cách mắc các dụng cụ này?.
Đáp án: - Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
- Cần ampe kế, vôn kế. Ampe kế mắc nối tiếp với dây dẫn, vôn kế mắc song song với dây dẫn cần đo.
2. Phát biểu định luật Ôm. Viết hệ thức của định luật. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong hệ thức.
Vận dụng: Đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một điện trở . Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó.
Đáp án: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Công thức: I =  Trong đó: R: Điện trở (Ω), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện (A)
Áp dụng: I =  = 12/15 = 0,8 (A)
3. Viết công thức tính điện trở tương đương của các mạch điện sau: (2đ)


a. b.




c. d.




Đáp án: a) Rtđ = R1+ R2 b) Rtđ =  c) Rtđ = R1 + d) Rtđ = 
4. Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Công thức tính điện trở của dây dẫn hình trụ có chiều dài l tiết diện S làm bằng chất có điện trở suất ρ. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức.
Vận dụng: Một dây dẫn bằng bạc dài 500mm, có tiết diện 0,4mm2, điện trở suất của bạc là ρ= 1,6.10-8Ωm. Tính điện trở của dây dẫn .
Đáp án: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây.
Công thức: R =  Trong đó: R: Điện trở (Ω), l: Chiều dài (m), S: Tiết diện (m2), ρ: Điện trở suất ().
Áp dụng: R= ρl / s = 1,6.10-8 .0,5 / 0,4.10-6 = 0,02(Ω)
5. Viết công thức tính công suất điện của một đoạn mạch. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức.
Vận dụng: Tính công suất điện của đoạn mạch có hiệu điện thế 15V và cường độ dòng điện qua nó là 0,3A.
Đáp án: P = UI. Trong đó: P: Công suất điện (W), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện (A)
Áp dụng: P = UI = 15. 0,3 = 4,5(W)
6. Viết công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch điện. Nêu tên và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức.
Vận dụng: Tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch trong thời gian 10 phút biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 220V, cường độ dòng điện qua nó là 0,4A
Đáp án: A = P t = UI.t Trong đó: P : Công suất điện ( W), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện (A), t: Thời gian dòng điện chạy qua.(s), A: Công của dòng điện (J).
Áp dụng: A = UI.t = 220.0,4.10.60 = 52800(J)
7. Nêu 1ví dụ chứng tỏ dòng điện có khả năng thực hiện công, 1ví dụ chứng tỏ dòng điện có khả năng làm thay đổi nhiệt năng của vật.
Đáp án: Dòng điện chạy qua quạt điện làm cho cánh quạt quay. Dòng điện chạy qua bếp điện làm cho dây điện trở nóng lên.
8. Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun- Len-xơ. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong hệ thức.
Vân dụng: Tính nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn có điện trở 80Ω trong 20 phút. Biết cường độ dòng điện qua nó là 0,5A.
Đáp án: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Công thức: Q = I2Rt. Trong đó: Q:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Trường Thi
Dung lượng: 490,50KB| Lượt tài: 11
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)