đề cương ôn tập vật lý 9 - HK I

Chia sẻ bởi Trần Lê Hạnh | Ngày 15/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn tập vật lý 9 - HK I thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TP QUY NHƠN
TRƯỜNG THCS NGÔ VĂN SỞ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – VẬT LÝ 9

1- Điện trở là gì? Đơn vị của điện trở. Điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào của chính dây dẫn đó? Viết công thức diễn tả sự phụ thuộc đó? Nêu cách xác định điện trở bằng vôn kế và ampe kế.
2- Phát biểu và viết hệ thức định luật Ôm? Giải thích ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng có trong hệ thức?
- Trong đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp, phát biểu và viết hệ thức diễn tả mối liên hệ giữa điện trở tương đương với điện trở thành phần. Chứng minh 
- Trong đoạn mạch có hai điện trở mắc song song, phát biểu và viết hệ thức diễn tả mối liên hệ giữa điện trở tương đương với các điện trở thành phần. Chứng minh 
3- Tại sao nói dòng điện có mang năng lượng? Nêu 3 ví dụ về sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác.
- Công của dòng điện là gì và được xác định như thế nào? Đơn vị đo công dòng điện?
4- Công suất của dòng điện là gì và được xác định như thế nào? Đơn vị công suất của dòng điện?
5- Phát biểu và viết hệ thức định luật Jun-Lenxo. Giải thích các ký hiệu và đơn vị của từng đại lượng có trong hệ thức.
- Chứng minh trong đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp thì: ;
- Chứng minh trong đoạn mạch có hai điện trở mắc song song thì: .
6- Nam châm là gì? Kể tên các loại nam châm thường dùng. Đặc điểm của nam châm? Chiều đường sức từ của nam châm? Từ trường là gì? Tính chất đặc biệt của từ trường? Cách nhận biết từ trường?
7- Mô tả thí nghiệm Ơcxtet khảo sát từ trường của dòng điện qua dây dẫn thẳng. Từ thí nghiệm đó ta rút ra kết luận gì? Phát biểu quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ gây bởi dòng điện thẳng và dòng điện qua ống dây.
8- So sánh sự nhiễm từ của sắt và thép. Nêu nguyên lí cấu tạo và hoạt động của loa điện.
9- Trong điều kiện nào thì một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua chịu tác dụng của một lực điện từ. Chiều lực điện từ phụ thuộc vào yếu tố nào? Phát biểu quy tắc bàn tay trái để xác định chiều lực điện từ. Áp dụng xác định chiều chuyển động của đoạn dẫn AB trượt trên thanh xA và yB được nối với nguồn điện (cực của nguồn điện tự cho), biết từ trường có chiều từ ngoài trang giấy đi vào trang giấy (hoặc có chiều từ trong trang giấy đi ra ngoài trang giấy). Hiện tượng từ trường tác dụng lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua được ứng dụng trong thiết bị nào? Nguyên lý cấu tạo, hoạt động của động cơ điện một chiều.
10- Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ? Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng? Nêu các trường hợp làm xuất hiện dòng điện cảm ứng?
11- Gợi ý cho việc giải bài tập:
- Các hệ thức điện trong đoạn mạch nối tiếp, song song và các kết quả suy ra từ những công thức chính.
- Giải thích ý nghĩa số liệu ghi trên thiết bị điện? Cách tính cường độ dòng điện định mức và điện trở của vật dẫn dựa trên số liệu định mức ghi trên thiết bị.
- Tính công, công suất, nhiệt lượng toả ra dựa trên cơ sở dữ liệu định mức đã cho. Tính hiệu suất của thiết bị điện trong quá trình sử dụng.
- Xác định độ sáng của đèn khi sử dụng: so sánh giá trị sử dụng với giá trị định mức của cường độ dòng điện hay công suất (= hoạt động bình thường; < hoạt động yếu; > hoạt động quá công suất -> cháy)

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Lê Hạnh
Dung lượng: 17,73KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)