Dề cương ôn tập VẬT LÝ 6,7,8,9 HK II-2009-2010

Chia sẻ bởi Phạm Quốc Tuấn | Ngày 14/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Dề cương ôn tập VẬT LÝ 6,7,8,9 HK II-2009-2010 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:


MÔN VẬT LÝ 6

Lý Thuyết:
Nêu cấu tạo của đòn bẩy. Dùng đòn bẩy có lợi gì?
Ròng rọc là gì? Dùng ròng rọc có lợi gì?
Sự nở vì nhiệt:
Mô tả hiện tượng về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Nêu ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cảng thì gây ra lực rất lớn.
Nhiệt độ. Nhiệt kế. Thang nhiệt độ:
Nhiệt kế là gì? Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
Nêu ưng dụng của từng loại nhiệt kế.
Nhận biết được một số nhiệt độ thương gặp theo thang nhiệt độ Xenxiut (oC).
Cách chuyển đổi từ thang nhiệt độ Xenxiut sang thang nhiệt độ Farenhai.
Ví dụ: hãy tính 20oC bằng bao nhiêu độ oF.
Sự chuyển thể:
Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc?
Thế nào là sự bay hơi và sự ngưng tụ?
Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Mỗi chất có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là gì?
Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì?
Thế nào là nhiệt độ sôi?
Bài Tập:
Đòn bẩy: Bài 15.7 SBT/trang 50.
Ròng rọc: Bài 16.8 SBT/trang 54.
Sự nở vì nhiệt của chất rắn: Bài 18.1, 18.2, 18.5, 18.7/Trang 57, 58.
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng: Bài 19.1, 19.2, 19.10/Trang 59, 61.
Sự nở vì nhiệt của chất khí: Bài 20.1, 20.2, 20.8/Trang 63, 64.
Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt: 21.1, 21.2, 21.7, 21.9/Trang 66, 67.
Nhiệt kế nhiệt giai: bài 22.1, 22.2, 22.8, 22.10/Trang 69, 70, 71.
Sự nóng chảy và sự đông đặc:
Bài: 24-25.1, 24-25.2, 24-25.3, 24-25.4, 24-25.6/Trang 73, 74, 75.
Sự bay hơi và sự ngưng tụ:
Bài: 26-27.1, 26-27.2, 26-27.3, 26-27.4, 26-27.5, 26-27.11/Trang 76/78.
Sự Sôi:
Bài: 28-29.1, 28-29.2, 28-29.4, 28-29.5, 28-29.6/Trang 79.













MÔN VẬT LÝ 7
I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Có thể làm nhiều vật nhiễm điện bằng cách nào?Vật bị nhiễm điện có khả năng gì?
Câu 2: Có mấy loại điện tích ? Nêu sự tương tác giữa 2 vật nhiễm điện cùng loại và khác loại? Nêu qui ước về 2 loại điện tích ? Sơ lược về cấu tạo nguyên tử? Một vật nhiễm điện âm, dương khi nào?
Câu 3: Dòng điện là gì? Khi nào có dòng điện chạy trong mạch điện? Nguồn điện là gì? Lấy ví dụ về nguồn điện ?
Câu 4: Thế nào là chất dẫn điện , chất cách điện ? Lấy ví dụ minh họa ? Đặc trưng của dòng điện trong kim loại ? Electron tự do là gì?
Câu 5: Sơ đồ mạch điện là gì? Vẽ các kí hiệu của một số bộ phận của mạch điện ? Nêu qui ước về chiều dòng điện ?
Câu 6: Khi có dòng điện chạy qua một vật dẫn thì dòng điện có khả năng gây ra những tác dụng nào ( nêu cụ thể từng tác dụng) ? Ứng dụng của từng tác dụng trên ?
Câu7: Cường độ dòng điện cho biết gì? Kí hiệu và đơn vị cường độ dòng điện?Dụng cụ đo cường độ dòng điện? Nêu kí hiệu và cách mắc dụng cụ này vào mạch để đo cường độ dòng điện?
Câu8 : Trong một nguồn điện thì hiệu điện thế tạo ra ở đâu? Kí hiệu và đơn vị hiệu điện thế? Dụng cụ đo hiệu điện thế? Nêu Kí hiệu và cách mắc dụng cụ này vào mạch để đo hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn?
Câu 9: Nêu mối quan hệ giữa hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện và cường độ dòng điện chạy qua nó? Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết điều gì?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Quốc Tuấn
Dung lượng: 1,97MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)