De cuong on tap vat ly 12
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thùy Dương |
Ngày 14/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: De cuong on tap vat ly 12 thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÝ 12
I. LÝ THUYẾT Câu 1: Phát biểu định nghĩa dao động điều hòa. Viết phương trình của dao động điều hòa và giải thích các đại lượng trong phương trình. Nêu định nghĩa chu kỳ và tần số của dao động điều hòa. Câu 2: Viết phương trình vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hòa . Ở vị trí nào thì vận tốc, gia tốc có độ lớn cực đại, cực tiểu? Câu 3: Nêu công thức tính chu kỳ của con lắc lò xo. Viết công thức của động năng, thế năng và cơ năng của con lắc lò xo. Câu 4: Viết công thức tính chu kỳ của con lắc đơn khi dao động nhỏ. Khảo sát định tính động năng, thế năng và cơ năng của con lắc đơn .
Câu 5: Nêu đặc điểm của dao động tắt dần, dao động duy trì và dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng cơ là gì ? Nêu điều kiện để có cộng hưởng. Câu 6: Trình bày phương pháp giản đồ Fresnel để tìm dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Câu 7: Sóng cơ là gì ? Các đại lượng đặc trưng cho sóng cơ. Viết phương trình sóng. Câu 8: Hiện tượng giao thoa của hai sóng là gì ? Nêu điều kiện để có giao thoa. Viết công thức xác định vị trí các cực đại, cực tiểu trong giao thoa giữa hai sóng được phát ra từ 2 nguồn kết hợp dao động cùng pha. Câu 9: Sự phản xạ của sóng trên vật cản cố định, vật cản tự do có đặc điểm gì? Nêu điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định; một đầu cố định, một đầu tự do. Câu 10: Sóng âm là gì ? Nêu các đặc trưng vật lý và các đặc trưng sinh lý của âm và mối liên hệ giữa chúng. Câu 11: Phát biểu và viết biểu thức giá trị tức thời của cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều hình sin. Công thức tính các giá trị hiệu dụng.
Câu 12: Phát biểu định luật Ôm và quan hệ về pha giữa cường độ dòng điện và điện áp hai đầu mạch của các loại đoạn mạch xoay chiều: chỉ có một điện trở thuần, chỉ có một tụ điện, chỉ có một cuộn cảm thuần và đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Câu 13: Nêu điều kiện để có cộng hưởng trong mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp. Đặc trưng của cộng hưởng? Viết biểu thức tính công suất, hệ số công suất điện tiêu thụ trong đoạn mạch điện xoay chiều R,L,C nối tiếp. Câu 14: Máy biến áp là gì ? Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến áp. Tại sao phải sử dụng máy biến áp trong quá trình truyền tải điện năng đi xa? Câu 15: Phân biệt máy phát điện xoay chiều một pha và máy phát điện xoay chiều ba pha. Phân biệt dòng một pha với dòng ba pha. Câu 16: Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Dạng 1: Xác định các đại lượng đặc trưng cho dao động điều hoà của con lắc lò xo, con lắc đơn.
Dạng 2: Tìm phương trình dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số. Dạng 3: Xác định các đại lượng đặc trưng cho sóng cơ, giao thoa hai sóng và sóng dừng: , số cực đại, số cực tiểu, số bụng, số nút…
Dạng 4: Xác định các đại lượng đặc trưng cho mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp: tổng trở; độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện; các giá trị hiệu dụng I, U, UR, UL, UC và công suất tiêu thụ của mạch điện.
MÔN VẬT LÝ 12
I. LÝ THUYẾT Câu 1: Phát biểu định nghĩa dao động điều hòa. Viết phương trình của dao động điều hòa và giải thích các đại lượng trong phương trình. Nêu định nghĩa chu kỳ và tần số của dao động điều hòa. Câu 2: Viết phương trình vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hòa . Ở vị trí nào thì vận tốc, gia tốc có độ lớn cực đại, cực tiểu? Câu 3: Nêu công thức tính chu kỳ của con lắc lò xo. Viết công thức của động năng, thế năng và cơ năng của con lắc lò xo. Câu 4: Viết công thức tính chu kỳ của con lắc đơn khi dao động nhỏ. Khảo sát định tính động năng, thế năng và cơ năng của con lắc đơn .
Câu 5: Nêu đặc điểm của dao động tắt dần, dao động duy trì và dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng cơ là gì ? Nêu điều kiện để có cộng hưởng. Câu 6: Trình bày phương pháp giản đồ Fresnel để tìm dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Câu 7: Sóng cơ là gì ? Các đại lượng đặc trưng cho sóng cơ. Viết phương trình sóng. Câu 8: Hiện tượng giao thoa của hai sóng là gì ? Nêu điều kiện để có giao thoa. Viết công thức xác định vị trí các cực đại, cực tiểu trong giao thoa giữa hai sóng được phát ra từ 2 nguồn kết hợp dao động cùng pha. Câu 9: Sự phản xạ của sóng trên vật cản cố định, vật cản tự do có đặc điểm gì? Nêu điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định; một đầu cố định, một đầu tự do. Câu 10: Sóng âm là gì ? Nêu các đặc trưng vật lý và các đặc trưng sinh lý của âm và mối liên hệ giữa chúng. Câu 11: Phát biểu và viết biểu thức giá trị tức thời của cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều hình sin. Công thức tính các giá trị hiệu dụng.
Câu 12: Phát biểu định luật Ôm và quan hệ về pha giữa cường độ dòng điện và điện áp hai đầu mạch của các loại đoạn mạch xoay chiều: chỉ có một điện trở thuần, chỉ có một tụ điện, chỉ có một cuộn cảm thuần và đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Câu 13: Nêu điều kiện để có cộng hưởng trong mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp. Đặc trưng của cộng hưởng? Viết biểu thức tính công suất, hệ số công suất điện tiêu thụ trong đoạn mạch điện xoay chiều R,L,C nối tiếp. Câu 14: Máy biến áp là gì ? Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến áp. Tại sao phải sử dụng máy biến áp trong quá trình truyền tải điện năng đi xa? Câu 15: Phân biệt máy phát điện xoay chiều một pha và máy phát điện xoay chiều ba pha. Phân biệt dòng một pha với dòng ba pha. Câu 16: Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Dạng 1: Xác định các đại lượng đặc trưng cho dao động điều hoà của con lắc lò xo, con lắc đơn.
Dạng 2: Tìm phương trình dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số. Dạng 3: Xác định các đại lượng đặc trưng cho sóng cơ, giao thoa hai sóng và sóng dừng: , số cực đại, số cực tiểu, số bụng, số nút…
Dạng 4: Xác định các đại lượng đặc trưng cho mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp: tổng trở; độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện; các giá trị hiệu dụng I, U, UR, UL, UC và công suất tiêu thụ của mạch điện.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Dương
Dung lượng: 29,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)