Đề cương ôn tập vật lí HKII
Chia sẻ bởi Trần Hưng Đạo Đức |
Ngày 17/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập vật lí HKII thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG KÌ II VẬT LÝ 7
Câu 1: Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?
Trả lời: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa cọ xát vào tóc. Cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện . Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra .
Câu 2: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chạm vào không khí?
Trả lời: Khi thổi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó.
Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.
Câu 3: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?
Trả lời: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải.
Câu 4: Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti.
Trả lời: Khi ta cử động cũng như cởi áo, do áo len(dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiểm điện, tương tự như các đám mây dông bị nhiểm điện. Khi đó giữa các phần tử bị nhiểm điện trên áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lữa điện là các chớp sáng li ti. Không khí khi đó bị giản nở phát ra những tiếng lách tách nhỏ
Câu 5: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
Câu 6: Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào?
Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.
Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Câu 7: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
+ Cách 1:
Mọi vật đều được cấu tạo bởi các nguyên tử. Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
Bình thường, tổng điện tích âm của electron có trị số tuyệt đối bằng tổng điện tích dương của hạt nhân nên nguyên tử trung hòa về điện.
+ Cách 2:
Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân ,tập trung hầu như toàn bộ khối lượng của nguyên tử mang điện tích dương .
Xung quanh hạt nhân có các electron chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử và mang điện tích âm .
Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân nguyên tử đó . Do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện .
Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác ,từ vật này sang vật khác .
Vật nhận thêm Electron trở thành vật nhiễm điện Âm ; Vật mất bớt Electron trở thành vật nhiễm điện dương .
Câu 8: Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.
Câu 9: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? Nguồn điện có đặc điểm gì?
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực,cực dương kí hiệu (+) và cực âm (-).
- Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.
Câu 10: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì?
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron
Câu 1: Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?
Trả lời: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa cọ xát vào tóc. Cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện . Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra .
Câu 2: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chạm vào không khí?
Trả lời: Khi thổi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó.
Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.
Câu 3: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?
Trả lời: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải.
Câu 4: Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti.
Trả lời: Khi ta cử động cũng như cởi áo, do áo len(dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiểm điện, tương tự như các đám mây dông bị nhiểm điện. Khi đó giữa các phần tử bị nhiểm điện trên áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lữa điện là các chớp sáng li ti. Không khí khi đó bị giản nở phát ra những tiếng lách tách nhỏ
Câu 5: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
Câu 6: Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào?
Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.
Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Câu 7: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
+ Cách 1:
Mọi vật đều được cấu tạo bởi các nguyên tử. Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
Bình thường, tổng điện tích âm của electron có trị số tuyệt đối bằng tổng điện tích dương của hạt nhân nên nguyên tử trung hòa về điện.
+ Cách 2:
Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân ,tập trung hầu như toàn bộ khối lượng của nguyên tử mang điện tích dương .
Xung quanh hạt nhân có các electron chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử và mang điện tích âm .
Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân nguyên tử đó . Do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện .
Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác ,từ vật này sang vật khác .
Vật nhận thêm Electron trở thành vật nhiễm điện Âm ; Vật mất bớt Electron trở thành vật nhiễm điện dương .
Câu 8: Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.
Câu 9: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? Nguồn điện có đặc điểm gì?
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực,cực dương kí hiệu (+) và cực âm (-).
- Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.
Câu 10: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì?
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Hưng Đạo Đức
Dung lượng: 118,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)