ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 8 KÌ I(HAY)
Chia sẻ bởi Lê Anh Phương |
Ngày 14/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 8 KÌ I(HAY) thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VẬT LÍ 8 HỌC KÌ I
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Câu 1:Nêu khái niệm về chuyện động cơ học?Nêu 2 ví dụ về chuyển động cơ học.
HD: - Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
Ví dụ: - Tàu vào nhà Ga ( vị trí của tàu và nhà ga ngày càng gần hơn)
- Ô tô chuyển bánh rời bến xe (Vị trí của ô tô ngày càng xa bến)
Câu 2: Khi nói trái đất quay quanh Mặt Trời ta đã chọn vật nào làm mốc?
Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn vật nào làm mốc ?
Giải
- Khi nói trái đất quay quanh Mặt Trời ta đã chọn Mặt Trời là mốc.
- Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn Trái Đất là mốc.
Câu 3: Khi đứng trên cầu nối giữa hai bờ sông rộng nhìn xuống dòng nước lũ đang chảy xiết ta thấy cầu như bị ‘trôi” ngược lại. Hãy giải thích vì sao ta có cảm giác đó ?
Giải
Khi đó ta thấy đã lấy dòng nước lũ làm mốc, ta sẽ thấy cầu như bị “trôi” ngược lại.
Câu 4: Minh và Nam đứng quan sát một em bé ngồi trên võng đu đang quay ngang. Minh thấy khoảng cách từ em bé đến tâm đu quay không đổi nên cho rằng em bé đứng yên. Nam thấy vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm đu quay nên cho rằng em bé chuyển động. Ai đúng, ai sai. Tại sao ?
Giải
Nam đúng, Minh sai
Mặc dù khoảng cách từ em bé đến tâm đu không đổi nhưng vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm quay.
Câu 5: Long và Vân cùng ngồi trong một khoang tàu thủy đang đậu ở bến. Long nhìn qua cửa sổ bên trái quan sát một tàu khác bên cạnh và nói tàu mình đang chạy. Vân nhìn qua cửa sổ bên phải quan sát bến tàu và nói rằng tàu mình đứng yên.
Ai nói đúng ? Vì sao hai người lại có nhận xét khác nhau ?
Giải
Cả Vân và Long đều nói đúng. Hai người có nhận xét khác nhau là vì hai người chọn các vật làm mốc khác nhau để xét chuyển động.
BÀI 2: VẬN TỐC
Câu 1: Vận tốc là gì ? Viết công thức tính vận tốc ? Giải thích rõ các đại lượng và đơn vị của chúng ?
HD: - Quãng đưòng chạy được trong một đơn vị thời gian là vận tốc
- Công thức tính vận tốc : v =s/t, trong đó : s là độ dài quảng đường đi được ,
t là thời gian đi hết quảng đường đó.
- Đơn vị vân tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thới gian . Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h.
Câu 2: Nêu 1 ví dụ chứng tỏ vật có thể chuyển động đối với vật này, nhưng lại đứng yên so với vật khác.
TL: Hành khách ngồi trên ôtô đang chạy thì hành khách chuyển động đối với cây bên đường, nhưng lại đứng yên so với ôtô.
Câu 3: Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc?
TL: Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động.
Công thức: v = , đơn vị hợp pháp m/s và km/h
Câu 4: Hai người đạp xe. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút, người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h.
a) Người nào đi nhanh hơn ?
b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km ?
Giải
S1 = 300m
t1 = 1phút = 60s
S2 = 7,5km = 7500m
t2 = 0,5h = 1800s
a) So sánh v1 , v2 ?
b) t = 20 phút = 1200s
Giải:
a/ Vận tốc của người thứ nhất: v1 = ==5(m/s)
Vận tốc của người thứ hai: v2 = ==4,17(m/s)
=> người thứ nhất nhanh hơn (vì v1 > v2)
b) S1 = v1t = 5.1200 = 6 000 m
S2 = v2t = 4,17.1200 = 5 004 m
S = S1 - S2 = 6 000 – 5 004 = 996m 1km
Vậy sau 20 phút hai người cách nhau khoãng 1 km
BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU-KHÔNG ĐỀU
Câu 1: Thế nào là chuyển động đều và chuyển động không đều ? Cho ví dụ ?
TL: - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thới gian .
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
*Ví dụ :
+ Chuyển động đều : Chuyển động của đầu cánh máy quạt khi quạt đang chạy ổn định , chuyển động của đầu kim đồng hồ… .
+ Chuyển động không đều : Chuyển động của ô tô khi khởi hành , chuyển động của xe đạp khi xuống dốc…
Câu 2: Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều ? Giải thích rỏ các đại lượng và đơn vị của chúng ?
TL: - Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều là :
- Trong đó : s là quảng đường đi được
t là thời gian đi hết quảng đường đó.
Câu 3: Chuyển động của ôtô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động đều hay không đều? Tại sao? Khi nói ôtô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50km/h là nói vận tốc nào? TL: Chuyển động của ôtô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều. Khi nói ôtô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50km/h là nói vận tốc trung bình của ôtô.
BÀI 4: BIỂU DIỂN LỰC
Câu 1: Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc? Nêu thí dụ minh hoạ về tác dụng của lực làm thay đổi vận tốc.
TL: Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
Ví dụ: - Thả viên bi lăn trên máng nghiêng xuống, lực hút của trái đất làm tăng vận tốc của viên bi.
- Xe đang chuyển động, nếu hảm phanh lực cản làm vận tốc xe giảm.
Câu 2: Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực bằng véctơ.
TL: - Các yếu tố của lực: điểm đặt lực, phương và chiều của lực, độ lớn của lực.
- Cách biểu diển lực bằng vectơ:
Dùng mủi tên có: + Gốc là điểm đặt mà lực tác dụng lên vật.
+ Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực.
+ Độ dài biểu thi cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
Câu 3: Tại sao nói lực là một đại lượng vecto ? Nêu cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực ?
* - Nói lực là một đại lượng vectơ vì lực có: độ lớn , phương và chiều .
* - Cách biểu diễn véctơ lực: Người ta dùng mủi tên có
+ Gốc là điểm đặt của lực
+ Phương , chiều là với phương và chiều của lực .
+ Độ dài biểu thị cường độ(độ lứn) của lực theo một tỉ xích cho trước.
* Kí hiệu vectơ lực : (Chử F có mủi tên ở trên)
BÀI 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
Câu 1: Thế nào là 2 lực cân bằng ?
TL: - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cưòng độ bằng nhau , phương nằm cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau .
Câu 2: Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi:
a) Vật đang đứng yên?
b) Vật đang chuyển động?
TL:
Dưói tác dụng của 2 lực cân bằng , một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên , một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Câu 3:Tại sao người ngồi trên ô tô đang chuyển động trên đường thẳng, nếu ô tô đột ngột rẽ phải thì hành khách trên xe bị nghiêng về bên trái?
HD : Khi ô tô đột ngột rẽ phải do quán tính hành khách chưa thẻ đổi hướng ngay được mà vẩn tiếp tục chuyển động theo hướng củ nên bị nghiêng người sang trái.
Câu 4. Tại sao, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột khi có lực tác dụng ?Lấy ví dụ
HD: Mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột khi có lực tác dụng vì mọi vật đều có quán tính.
Câu 5: Hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, bổng nhiên người lái xe phanh đột ngột. Hiện tượng gì xảy ra? Hãy giải thích?
( Hiện tượng xảy ra là: Hành khách bị chúi về phía trước.
- Giải thích: Xe đang chuyển động thì hành khách và xe cùng chuyển động với vận tốc như nhau.
- Khi phanh đột ngột, xe dừng lại, thân dưới của hành khách bị dừng lại đột ngột theo xe, nhưng thân trên của hành khách không thể thay đổi vận tốc của mình ngay được do quán tính, nên vẫn còn chuyển động với vận tốc như cũ. Vì thế mà hành khách bị chúi về phía trước.
Câu 6: Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại?
HD: Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân chàm đất sẽ dừng lại ngay nhưng người còn tiếp tục chuyển động theo quán tính nên chân bị gập lạ.
Câu 7: Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút có thể viết tiếp được?
HD: Bút tắc mực ta vẩy mạnh thì do quán tính mà mực chuyển động xuống đầu ngòi bút nên bút có thể viết được.
Câu 8: Vì sao cán búa lỏng có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất?
HD: Khi gõ mạnh cán búa xuống đất cán và búa đều chuyển động đi xuống, khi cán búa chạm đất dừng lại đột ngột còn đầu búa tiếp tục chuyển động đi xuống theo quán tính. Kết quả là đầu búa lún sâu vào cán búa làm búa chắc hơn.
Câu 9: Đặt một cốc nước lên tờ giấy mỏng, giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẩn đứng yên. Tại sao?
HD: Đặt một cốc nước lên tờ giấy mỏng, giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì do quán tính nên cốc chưa thể thay đổi vận tốc ngay được vì vậy cốc vẩn đứng yên.
Câu 10. Khi phơi áo quần mới giặt ta thường giũ mạnh cho nước bay ra khỏi áo quần để mau khô. Giải thích.
HD: Khi tay ta cầm chiếc áo đưa lên cao cả áo và nước còn chứa trong áo đi lên theo, nhưng khi ta giật nhanh xuống thì chiếc áo đi xuống lập tức, nhưng nước trong áo vẩn tiếp tục đi lên do quán tính nên nước bị văng ra khỏi áo.
Câu 11: Khi đẩy cho xe và búp bê cùng chuyển động rồi bất ngờ dừng lại. Hỏi búp bê ngã về phía nào. Tại sao?
HD: Khi đẩy cho xe và búp bê cùng chuyển động rồi bất ngờ dừng lại, búp bê sẽ ngã về phía trước. Khi xe chuyển động ,búp bê chuyển động cùng với xe. Khi xe dừng lại đột ngột phần chân của búp bê dừng lại cùng với xe nhưng do có quán tính nên thân của búp bê vẩn chuyển động và nhào về phía trước.
Câu 12. Một con báo đang đuổi riết một con linh dương. Khi báo chuẩn bị vồ mồi thì con linh dương nhảy tạt sang một bên và thế là trốn thoát. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp thoát hiểm này ? HD: Con báo đang đuổi riết một con linh dương. Khi báo chuẩn bị vồ mồi thì con linh dương nhảy tạt sang một bên, lúc này theo quán tính con báo sẽ nhãy theo hướng củ tức là lao về phía trước,nên con linh dương trốn thoát được .
Câu 13: Tại sao người ta phải làm đường băng dài để cho máy bay cất cánh và hạ cánh?
HD: Vì thân máy bay rất nặng nên có quán tính lớn nên khó thay đổi vận tốc. Khi hạ cánh thì vận tốc rất lớn, không thể dừng ngay được mà phải chạy một quảng đường dài rồi mới từ từ dừng lại.Như vậy làm đường băng dài để khi cất cánh hoặc hạ cánh, máy bay cần có thời gian dài để thay đổi vận tốc.
BÀI 6: LỰC MA SÁT
Câu 1. Nêu 02 ví dụ về lực ma sát trượt.
Ví dụ:
- Khi phanh xe, bánh xe ngừng quay. Mặt lốp trượt trên đường xuất hiện ma sát trượt làm xe nhanh chóng dừng lại;
- Ma sát giữa dây cung ở cần kéo của đàn nhị, violon.. với dây đàn
Câu 2. Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào ?
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật chuyển động trượt trên mặt một vật khác và cản lại chuyển động ấy
Câu
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Câu 1:Nêu khái niệm về chuyện động cơ học?Nêu 2 ví dụ về chuyển động cơ học.
HD: - Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
Ví dụ: - Tàu vào nhà Ga ( vị trí của tàu và nhà ga ngày càng gần hơn)
- Ô tô chuyển bánh rời bến xe (Vị trí của ô tô ngày càng xa bến)
Câu 2: Khi nói trái đất quay quanh Mặt Trời ta đã chọn vật nào làm mốc?
Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn vật nào làm mốc ?
Giải
- Khi nói trái đất quay quanh Mặt Trời ta đã chọn Mặt Trời là mốc.
- Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn Trái Đất là mốc.
Câu 3: Khi đứng trên cầu nối giữa hai bờ sông rộng nhìn xuống dòng nước lũ đang chảy xiết ta thấy cầu như bị ‘trôi” ngược lại. Hãy giải thích vì sao ta có cảm giác đó ?
Giải
Khi đó ta thấy đã lấy dòng nước lũ làm mốc, ta sẽ thấy cầu như bị “trôi” ngược lại.
Câu 4: Minh và Nam đứng quan sát một em bé ngồi trên võng đu đang quay ngang. Minh thấy khoảng cách từ em bé đến tâm đu quay không đổi nên cho rằng em bé đứng yên. Nam thấy vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm đu quay nên cho rằng em bé chuyển động. Ai đúng, ai sai. Tại sao ?
Giải
Nam đúng, Minh sai
Mặc dù khoảng cách từ em bé đến tâm đu không đổi nhưng vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm quay.
Câu 5: Long và Vân cùng ngồi trong một khoang tàu thủy đang đậu ở bến. Long nhìn qua cửa sổ bên trái quan sát một tàu khác bên cạnh và nói tàu mình đang chạy. Vân nhìn qua cửa sổ bên phải quan sát bến tàu và nói rằng tàu mình đứng yên.
Ai nói đúng ? Vì sao hai người lại có nhận xét khác nhau ?
Giải
Cả Vân và Long đều nói đúng. Hai người có nhận xét khác nhau là vì hai người chọn các vật làm mốc khác nhau để xét chuyển động.
BÀI 2: VẬN TỐC
Câu 1: Vận tốc là gì ? Viết công thức tính vận tốc ? Giải thích rõ các đại lượng và đơn vị của chúng ?
HD: - Quãng đưòng chạy được trong một đơn vị thời gian là vận tốc
- Công thức tính vận tốc : v =s/t, trong đó : s là độ dài quảng đường đi được ,
t là thời gian đi hết quảng đường đó.
- Đơn vị vân tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thới gian . Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h.
Câu 2: Nêu 1 ví dụ chứng tỏ vật có thể chuyển động đối với vật này, nhưng lại đứng yên so với vật khác.
TL: Hành khách ngồi trên ôtô đang chạy thì hành khách chuyển động đối với cây bên đường, nhưng lại đứng yên so với ôtô.
Câu 3: Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc?
TL: Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động.
Công thức: v = , đơn vị hợp pháp m/s và km/h
Câu 4: Hai người đạp xe. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút, người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h.
a) Người nào đi nhanh hơn ?
b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km ?
Giải
S1 = 300m
t1 = 1phút = 60s
S2 = 7,5km = 7500m
t2 = 0,5h = 1800s
a) So sánh v1 , v2 ?
b) t = 20 phút = 1200s
Giải:
a/ Vận tốc của người thứ nhất: v1 = ==5(m/s)
Vận tốc của người thứ hai: v2 = ==4,17(m/s)
=> người thứ nhất nhanh hơn (vì v1 > v2)
b) S1 = v1t = 5.1200 = 6 000 m
S2 = v2t = 4,17.1200 = 5 004 m
S = S1 - S2 = 6 000 – 5 004 = 996m 1km
Vậy sau 20 phút hai người cách nhau khoãng 1 km
BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU-KHÔNG ĐỀU
Câu 1: Thế nào là chuyển động đều và chuyển động không đều ? Cho ví dụ ?
TL: - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thới gian .
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
*Ví dụ :
+ Chuyển động đều : Chuyển động của đầu cánh máy quạt khi quạt đang chạy ổn định , chuyển động của đầu kim đồng hồ… .
+ Chuyển động không đều : Chuyển động của ô tô khi khởi hành , chuyển động của xe đạp khi xuống dốc…
Câu 2: Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều ? Giải thích rỏ các đại lượng và đơn vị của chúng ?
TL: - Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều là :
- Trong đó : s là quảng đường đi được
t là thời gian đi hết quảng đường đó.
Câu 3: Chuyển động của ôtô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động đều hay không đều? Tại sao? Khi nói ôtô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50km/h là nói vận tốc nào? TL: Chuyển động của ôtô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều. Khi nói ôtô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50km/h là nói vận tốc trung bình của ôtô.
BÀI 4: BIỂU DIỂN LỰC
Câu 1: Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc? Nêu thí dụ minh hoạ về tác dụng của lực làm thay đổi vận tốc.
TL: Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
Ví dụ: - Thả viên bi lăn trên máng nghiêng xuống, lực hút của trái đất làm tăng vận tốc của viên bi.
- Xe đang chuyển động, nếu hảm phanh lực cản làm vận tốc xe giảm.
Câu 2: Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực bằng véctơ.
TL: - Các yếu tố của lực: điểm đặt lực, phương và chiều của lực, độ lớn của lực.
- Cách biểu diển lực bằng vectơ:
Dùng mủi tên có: + Gốc là điểm đặt mà lực tác dụng lên vật.
+ Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực.
+ Độ dài biểu thi cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
Câu 3: Tại sao nói lực là một đại lượng vecto ? Nêu cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực ?
* - Nói lực là một đại lượng vectơ vì lực có: độ lớn , phương và chiều .
* - Cách biểu diễn véctơ lực: Người ta dùng mủi tên có
+ Gốc là điểm đặt của lực
+ Phương , chiều là với phương và chiều của lực .
+ Độ dài biểu thị cường độ(độ lứn) của lực theo một tỉ xích cho trước.
* Kí hiệu vectơ lực : (Chử F có mủi tên ở trên)
BÀI 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
Câu 1: Thế nào là 2 lực cân bằng ?
TL: - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cưòng độ bằng nhau , phương nằm cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau .
Câu 2: Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi:
a) Vật đang đứng yên?
b) Vật đang chuyển động?
TL:
Dưói tác dụng của 2 lực cân bằng , một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên , một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Câu 3:Tại sao người ngồi trên ô tô đang chuyển động trên đường thẳng, nếu ô tô đột ngột rẽ phải thì hành khách trên xe bị nghiêng về bên trái?
HD : Khi ô tô đột ngột rẽ phải do quán tính hành khách chưa thẻ đổi hướng ngay được mà vẩn tiếp tục chuyển động theo hướng củ nên bị nghiêng người sang trái.
Câu 4. Tại sao, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột khi có lực tác dụng ?Lấy ví dụ
HD: Mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột khi có lực tác dụng vì mọi vật đều có quán tính.
Câu 5: Hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, bổng nhiên người lái xe phanh đột ngột. Hiện tượng gì xảy ra? Hãy giải thích?
( Hiện tượng xảy ra là: Hành khách bị chúi về phía trước.
- Giải thích: Xe đang chuyển động thì hành khách và xe cùng chuyển động với vận tốc như nhau.
- Khi phanh đột ngột, xe dừng lại, thân dưới của hành khách bị dừng lại đột ngột theo xe, nhưng thân trên của hành khách không thể thay đổi vận tốc của mình ngay được do quán tính, nên vẫn còn chuyển động với vận tốc như cũ. Vì thế mà hành khách bị chúi về phía trước.
Câu 6: Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại?
HD: Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân chàm đất sẽ dừng lại ngay nhưng người còn tiếp tục chuyển động theo quán tính nên chân bị gập lạ.
Câu 7: Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút có thể viết tiếp được?
HD: Bút tắc mực ta vẩy mạnh thì do quán tính mà mực chuyển động xuống đầu ngòi bút nên bút có thể viết được.
Câu 8: Vì sao cán búa lỏng có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất?
HD: Khi gõ mạnh cán búa xuống đất cán và búa đều chuyển động đi xuống, khi cán búa chạm đất dừng lại đột ngột còn đầu búa tiếp tục chuyển động đi xuống theo quán tính. Kết quả là đầu búa lún sâu vào cán búa làm búa chắc hơn.
Câu 9: Đặt một cốc nước lên tờ giấy mỏng, giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẩn đứng yên. Tại sao?
HD: Đặt một cốc nước lên tờ giấy mỏng, giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì do quán tính nên cốc chưa thể thay đổi vận tốc ngay được vì vậy cốc vẩn đứng yên.
Câu 10. Khi phơi áo quần mới giặt ta thường giũ mạnh cho nước bay ra khỏi áo quần để mau khô. Giải thích.
HD: Khi tay ta cầm chiếc áo đưa lên cao cả áo và nước còn chứa trong áo đi lên theo, nhưng khi ta giật nhanh xuống thì chiếc áo đi xuống lập tức, nhưng nước trong áo vẩn tiếp tục đi lên do quán tính nên nước bị văng ra khỏi áo.
Câu 11: Khi đẩy cho xe và búp bê cùng chuyển động rồi bất ngờ dừng lại. Hỏi búp bê ngã về phía nào. Tại sao?
HD: Khi đẩy cho xe và búp bê cùng chuyển động rồi bất ngờ dừng lại, búp bê sẽ ngã về phía trước. Khi xe chuyển động ,búp bê chuyển động cùng với xe. Khi xe dừng lại đột ngột phần chân của búp bê dừng lại cùng với xe nhưng do có quán tính nên thân của búp bê vẩn chuyển động và nhào về phía trước.
Câu 12. Một con báo đang đuổi riết một con linh dương. Khi báo chuẩn bị vồ mồi thì con linh dương nhảy tạt sang một bên và thế là trốn thoát. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp thoát hiểm này ? HD: Con báo đang đuổi riết một con linh dương. Khi báo chuẩn bị vồ mồi thì con linh dương nhảy tạt sang một bên, lúc này theo quán tính con báo sẽ nhãy theo hướng củ tức là lao về phía trước,nên con linh dương trốn thoát được .
Câu 13: Tại sao người ta phải làm đường băng dài để cho máy bay cất cánh và hạ cánh?
HD: Vì thân máy bay rất nặng nên có quán tính lớn nên khó thay đổi vận tốc. Khi hạ cánh thì vận tốc rất lớn, không thể dừng ngay được mà phải chạy một quảng đường dài rồi mới từ từ dừng lại.Như vậy làm đường băng dài để khi cất cánh hoặc hạ cánh, máy bay cần có thời gian dài để thay đổi vận tốc.
BÀI 6: LỰC MA SÁT
Câu 1. Nêu 02 ví dụ về lực ma sát trượt.
Ví dụ:
- Khi phanh xe, bánh xe ngừng quay. Mặt lốp trượt trên đường xuất hiện ma sát trượt làm xe nhanh chóng dừng lại;
- Ma sát giữa dây cung ở cần kéo của đàn nhị, violon.. với dây đàn
Câu 2. Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào ?
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật chuyển động trượt trên mặt một vật khác và cản lại chuyển động ấy
Câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Anh Phương
Dung lượng: 135,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)