ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 8 HỌC KÌ II

Chia sẻ bởi Phạm Văn Tuấn | Ngày 14/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 8 HỌC KÌ II thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 8

I.Lý thuyết:
Câu 1: Công suất là gì? Viết công thức tính công suất, giải thích các đại lượng và đơn vị trong công thức?
Câu 2: Thế nào là cơ năng? Thế năng gồm có mấy dạng, là những dạng nào? Khi nào vật có động năng? Động năng của một vật phụ thuộc những yếu tố nào? Nêu ví dụ vật có cả động năng và thế năng?
Câu 3: Thế nào là sự bảo toàn cơ năng? Nêu ví dụ về sự chuyển hoá từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác?
Câu 4: Các chất được cấu tạo như thế nào? Nêu đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất?
Câu 5: Nhiệt năng của vật là gì? Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng của vật tăng hay giảm? Tại sao? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Nêu 1 ví dụ cho mỗi cách?
Câu 6: Thế nào là sự dẫn nhiệt? So sánh tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng và khí?
Câu 7: Đối lưu là gì? Đối lưu xảy ra với các chất nào? Thế nào là bức xạ nhiệt? Bức xạ nhiệt có thể xảy ra đối với chất nào?
Câu 8: Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức tính nhiệt lượng và nêu tên đơn vị của các đại lượng trong công thức? Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là gì?
Câu 9: Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt, viết phương trình cân bằng nhiệt, giải thích rõ các đại lượng và đơn vị trong công thức?
Câu 10: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của năng suất toả nhiệt. Nói năng suất toả nhiệt của than đá là 27.106 có nghĩa là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra, giải thích các đại lượng và đơn vị của các đại lượng trong công thức?
Câu 11: Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng? Tìm 1 ví dụ cho mỗi hiện tượng sau đây:
Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác.
Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng.
Nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng.
II.Bài tập:
Bài 1: Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp đi, tại sao?
Bài 2: Tại sao xoong, nồi thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ?
Bài 3: Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?
Bài 4: Dùng bếp dầu để đun sôi 1 lít nước ở 200C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng là 0,5kg. Tính nhiệt lượng cần để đun sôi nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, của nhôm là 880 J/kg.K.
Bài 5: Để xác nhiệt dung riêng của 1 kim loại người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 500g nước ở nhiệt độ130C một miếng kim loại có khối lượng 400g được đun nóng tới 1000C. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 200C. Tính nhiệt dung riêng của kim loại? Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K.
Bài 6: Tại sao dùng bếp than lại lợi hơn dùng bếp củi? Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg củi, biết năng suất toả nhiệt của củi là 10.106 J/kg.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Tuấn
Dung lượng: 28,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)