Đề cương ôn tập Vật lí 7-Kì II
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hà |
Ngày 17/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập Vật lí 7-Kì II thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THCS THẠCH LINH
GV: NGUYỄN THỊ HÀ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
Năm học 2011 - 2012
A. LÝ THUYẾT
1. Sự nhiễm điện do cọ xát.
- Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
- Vật bị nhiễm điện(Vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác và có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
2. Hai loại điện tích
- Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau,mang điện tích khác loại thì hút nhau.
Có hai loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương.
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
3. Dòng điện, nguồn điện.
- Dòng điện là dòng các điện tích di chuyển có hướng.
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.
4. Chất dẫn điện và chất cách điện.
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do chuyển dịch có hướng
5. Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện.
Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
kí hiệu của các thiết bị điện trên các sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện, bóng điện, dây dẫn, công tắc đóng và công tắc mở.
- Nguồn điện:
- Bóng đèn:
- Dây dẫn:
- Công tắc đóng:
- Công tắc mở:
6. Tác dụng của dòng điện.
Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua
Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng.
Dòng điện có tác dụng từ vì nó làm qauy nam châm.
Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và các động vật.
7. Cường độ dòng điện.
Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A)
Đối với dòng điện mắc nối tiếp : I = I1 = I2
Mắc song song: I = I1 + I2
8. Hiệu điện thế.
Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó, do đó giữa hai cực của mỗi nguồn điện có một hiệu điện thế.
Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V.
Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
Đối với dòng điện mắc nối tiếp : U = U1 + U2
Mắc song song: U = U1 = U2
B. BÀI TẬP.
I. Trắc nghiệm:
Sơ đồ mạch điện là:
A. . C. Hình các kí .
C. Hình vẽ đúng như kích thước của mạch điện thật D. Hình vẽ đúng như mạch điện thật nhưng được thu nhỏ.
Muốn có dòng điện chạy qua một dây dẫn ta phải làm như sau:
A.Nối 1 đầu dây với cực dương của nguồn điện B.Nối 2 đầu dây với cực âm của nguồn điện
C.Nối 2 đầu dây với 2 cực của nguồn điện D.Nối 2 đầu dây với 2 điểm cách nhau trên cực dương của nguồn điện.
3/Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện cùng loại thì :
A. Đẩy nhau. B. Hút nhau. C. Không đẩy, không hút. D. Vừa đẩy, vừa hút.
4.Cọ sát thanh thuỷ tinh bằng miếng lụa, cọ sát mảnh pôliêtilen bằng miếng len. Đưa thanh thuỷ tinh lại gần mảnh pôliêtilen thì :A.Thanh thuỷ tinh hút mảnh pôliêtilen. B. Chúng hút lẫn nhau.C. Chúng đẩy nhau. D. Vừa đẩy, vừa hút.
5.Quy ước nào sau đây về điện tích âm là đúng ?
Điện tích của thanh thủy tinh đã cọ xát với lông thú là điện tích âm.
Điện tích của thanh thủy tinh đã cọ xát với lụa là điện tích âm.
Điện tích của thanh nhựa sẫm màu cọ xát vào mảnh vải khô là điện tích âm.
Điện tích của 2 thanh nhựa cọ xát với nhau là điện tích âm.
6.Một vật trung hòa về điện, sau khi cọ xát trở thành nhiễm điện âm vì:
Vật đó mất bớt điện tích dương C. Vật đó mất bớt electron
Vật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hà
Dung lượng: 39,04KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)