ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 7
Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Vinh |
Ngày 17/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 7 thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP HỌC KÌ Câu hỏi lý thuyết: 1.Kể tên các loại thước đo độ dài và công dụng của chúng. -Các loại thước: thước dây, thước kẻ học sinh, thước mét,.. -Công dụng: dùng để đo độ dài. 2.Kể tên các loại dụng cụ đo thể tích chất lỏng và công dụng. -Các loại dụng cụ: can, ca, chai, lọ, bình chia độ,… -Công dụng: dùng để đo thể tích chất lỏng 3.Nêu thứ tự các bước đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ. -Ước lượng thể tích cần đo. -Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp. -Đặt bình chia độ thẳng đứng. -Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình -Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng. 4.Nêu cách đo thể tích vật rắn bằng bình tràn. -Đổ nước vào bình tràn ngang bằng với miệng vòi. -Nhẹ nhàng thả vật rắn vào bình thì nước sẽ tràn ra qua vòi, ta lấy bình chia độ hứng hết nước tràn ra. -Đọc thể tích nước trong bình chia độ thì Vrắn = tràn ra 5.Khối lượng là gì? - Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật ấy. Kể tên các loại cân và công dụng: +Các loại cân:cân y tế, cân tạ, cân đòn,… +Công dụng: dùng để đo khối lượng 6.Nêu cách đo khối lượng của vật bằng cân rô-béc-van -Ước lượng khối lượng của vật cần đo -Chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp -Diều chỉnh kim chỉ số 0, nếu kim chưa chỉ trước khi cân thì bằng cách xê dịch gia trọng -Đặt vật cần cân lên 1 trong 2 đĩa cân rồi lấy các quả cân trong hộp lên đĩa còn lại sao cho cân thăng bằng, kim chi số 0 -Khối lượng của vật bằng tổng các quả cân trên đĩa 7.Lực là gì? -Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói rằng vật này tác dung lưc lên vật kia Ví dụ: -Đưa 1 cực nam châm lại gần 1 quả nặng bằng sắt thì nam châm sẽ hút quả nặng về phía nam châm. Ta nói nam châm đã tác dụng lên vật 1 lực hút Kí hiệu của lực: F Đơn vị của lực: Niuton, kí hiệu: N 8.Lực tác dụng lên một vật có thể có những kết quả nào? -Làm cho vật biến đổi chuyển động -Làm cho vật biến dạng hoặc đồng thời xảy ra cả 2 trường hợp Ví dụ: Cầu thủ đá khi sút chân vào bóng thì làm bóng biến dạng cũng đồng thời làm bóng biến đổi chuyển động 9.Thế nào là 2 lực cân bằng? -Hai lực được gọi là cân bằng khi cùng đặt lên 1 vật -Có độ lớn bằng nhau -Cùng phương nhưng ngược chiều Ví dụ: -Hai đội chơi kéo co, mỗi đội đều có độ lớn bằng nhau, tay đặt lên dây kéo, cùng kéo theo phương ngang nhưng hai đội kéo dây về phía mình nên dây kéo vẫn đứng yên 10.Trọng lực là gì? - Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật Trọng lực có phương và chiều như thế nào? -Trọng lực phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới Độ lớn cuả trọng lưc phụ thuộc vào gì? -Vị trí trên mặt đất và độ cao so với mặt đất 11.Nêu đặc điêm biến dạng của lò xo? -Lò xo có tính chất đàn hồi Độ biến dạng của lò xo được xác định như thế nào? -Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo: l – . 12.Lò xo sinh ra lực đàn hồi như thế nào? -Khi bị vật nặng kéo thì lò xo dãn ra, chiều dài của nó tăng lên. Khi bỏ quả nặng đi, lò xo trở lại chiều dài tự nhiên của nó. Lò xo lại có hình dáng ban đầu. Nêu đặc điểm lực đàn hồi của lò xo? -Lò xo có thể dãn ra, co vào. 13.Mô tả cấu tạo lực kế? -Cấu tạo lực kế gồm: +Lò xo (xoắn). +Kim chỉ thị. +Bảng chia độ. Ngoài ra còn có: +Móc treo. +Vỏ (bảo vệ). Nêu cách đo một lực bằng lực kế? -Điều chỉnh lực kế về số 0. -Cho lực cần đo tác dụng vào móc treo. -Cầm lực kế theo phương của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thế Vinh
Dung lượng: 31,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)