DE CUONG ON TAP VAN LOP 9B HOC KI II

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Oanh | Ngày 12/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: DE CUONG ON TAP VAN LOP 9B HOC KI II thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

A. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - NGỮ VĂN 9
I. Phần văn bản.
1. Văn bản nghị luận hiện đại:
- Đọc kỹ 3 văn bản: Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm; Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi; Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan. Nêu được nội dung nghệ thuật.
2. Văn học hiện đại Việt Nam:
a. Thơ hiện đại:
Học thuộc phần tác giả: Chế Lan Viên, Thanh Hải, Viễn Phương, Hữu Thỉnh, Y Phương,
Học thuộc lòng và nắm được nội dung, nghệ thuật các bài thơ Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng Lăng Bác, Sang thu, Nói với con của các tác giả trên.
b. Truyện hiện đại:
Học thuộc lòng và nắm được nội dung, nghệ thuật các truyện Làng, Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê, Những ngôi sao xa xôi các tác giả trên.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT:
Thế nào là thành phần khởi ngữ ? Cho ví dụ
Thành phần biệt lập là gì ? Có mấy thành phần biệt lập, nêu khái niệm? Cho ví dụ mỗi loại
Nêu các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn
Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý, để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào ? Viết đoạn văn có sử dụng hàm ý và cho biết đó là hàm ý gì
Nắm khái niệm các từ loại, vận dụng để nhận biết
Kể tên các thành phần chính và thành phần phụ của câu, nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN:
1. Lý thuyết:
Nắm được một số phép lập luận trong văn nghị luận như: phân tích, tổng hợp. Học ghi nhớ.
Phân biệt các kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tưởng đạo lí, nghị luận văn học (Nghị luận thơ và nghị luận về tác phẩm truyện.)
Biết liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản đê viết được đoạn văn, bài văn mạch lạc có liên kết .
2. Một số dạng đề văn học
Câu 1: Chép nguyên văn khổ thơ cuối của bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Cho biết nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ đó.
Câu 2: Chép khổ thơ cuối bài Sang thu của Hữu Thỉnh. Cho biết giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.
Câu 3: Những hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”, “vầng trăng”, “trời xanh” trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với Bác Hồ.
Câu 4: Suy nghĩ về tình cha con trong Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Câu 5: Phát biểu suy nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
Câu 6: Em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải.
Câu 7: Suy nghĩ của em về nhan đề bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ”., sang thu, nói vói con, , bén quê, những ngôi sao xa xôi
Câu 8: Nêu những nét chính về tác giả Thanh Hải và hoàn cảnh ra đời bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
Câu 9: Vẻ đẹp của bài thơ Sang thu.
Câu 10: Phân tích bài thơ Nói vói con ( Y Phương )
3. ĐỀ NGHỊ LUẬN XA HỘI
câu 1. W. Whitman từng tâm niệm: Hãy nhìn về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng bạn.
Suy nghĩ của em về nhận định trên.
Câu 2 (6,0 điểm).
"Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời". ( Quách Mạt Nhược)
Suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 3: (2.5 điểm)
Chúng ta đang sống trong không khí triệu triệu con tim Việt Nam hướng về biển đảo chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc bằng tình yêu đất mẹ nồng nàn cháy bỏng trước sự kiện Trung Quốc hạ đặt dàn khoan Hải Dương 981 trái phép ở quần đảo Hoàng Sa. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 200 - 300 từ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 4: (2.5 điểm)
Viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng.
Câu 5: (2.5 điểm)
Viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em nghị lực sống của con người.




* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Oanh
Dung lượng: 42,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)