ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 9
Chia sẻ bởi Khắc Hương Giang |
Ngày 12/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Bài 1:Làng – Kim Lân:
Kim Lân là một tong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Truyện ngắn của ông tập trung chủ yếu vào đề tài sinh hoạt và cuộc sống của người nông dân . Trong đó truyện ngắn “ Làng” là một tác phẩm tiêu biểu. Truyện viết về nhân vật ông Hai, một người nông dân có tình yêu làng quê tha thiết.
Trước hết chúng ta thấy ở nhân vật ông Hai là tình yêu làng quê tha thiết.Mở đầu truyện ngắn , tác giả giới thiệu với chúng ta về nhân vật ông Hai trong những ngày đi tản cư. Phải xa làng Chợ Dầu mà ông đã từng gắn bó, ông nhớ làng vô kể. Nhớ làng ,ông nhớ những ngày cùng anh em “ đào đường đắp ụ, hát hỏng bông phèng” , ông nhớ cả “ các cụ bô lão vác gậy đi tập một hai”. Tình yêu nỗi nhớ của người nông dân là như thế đấy! Vừa giản dị chất phác ,mà cũng tha thiết, đáng trân trọng biết bao.
Thế rồi trong những lúc ông Hai đang vui vẻ và phấn khởi về tinh thần kháng chiến của quân ta, thì ông lại nghe được một tin dữ về làng- Làng Chợ Dầu của ông theo giặc . Vừa nghe cái tin dữ ấy “ cổ họng ông nghẹn ắng lại , da mặt tê dân dân, tưởng như không thở được”. Khi về đến nhà “ ông cáu gắt với vợ con, ông nằm vật ra giường”…Bao tình cảm bấy lâu ông dành cho làng bỗng sụp đổ hết. Ông rơi vào tâm trạng xấu hổ,đau khổ và nhục nhã . Suốt ngày ông không dám ra đường, không dám nhìn mặt ai. Và ông đã gửi những tâm sự của mình vào cậu con trai út. Lắng nghe lời ông hỏi cậu con trai mà như ông hỏi chính lòng mình: “Húc kia, nhà con ở đâu?” ; hay “ con ủng hộ ai?”…Có thể nói trong tâm trạng của ông Hai lúc này đang có một cuộc đấu tranh nội tâm gây gắt giữa “về làng hay ở lại” ? Giữa tình yêu làng và lòng yêu nước? Hai thứ tình cảm ấy bấy lâu luôn thống nhất trong ông, thế mà giờ đây đã buộc ông phải lựa chọn. Và trong hoàn cảnh tưởng chừng như tuyệt vọng ấy thì ông đã khẳng định được tình cảm cao đẹp nhất của mình “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”- đó chính là lòng yêu nước, là tinh thần cách mạng là lòng chung thuỷ với cụ Hồ.
Thế mới biết tình cảm của người nông dân cũng thật sâu sắc! Trong hoàn cảnh họ rơi vào bế tắc thì Kim Lân đã phát hiện ra ở họ có một tình cảm đáng trân trọng và cũng rất đáng tự hào - đó là tình yêu nước- thứ tình cảm luôn chuyền chảy trong dòng máu của mỗi người dân Việt Nam.
Thế rồi , tin làng Chợ Dầu theo giặc cũng được cải chính. Thế là ông Hai lại “múa tay lên mà khoe” với mọi người “Tây nó đốt nhà tôi rồi! Đốt nhẵn… Láo! Toàn là sai sự mục đích cả” . Ông khoe về sự mất mát của gia đình ông mà với một niềm vui vô kể. Bởi chính sự mất mát ấy lại là minh chứng
Kim Lân là một tong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Truyện ngắn của ông tập trung chủ yếu vào đề tài sinh hoạt và cuộc sống của người nông dân . Trong đó truyện ngắn “ Làng” là một tác phẩm tiêu biểu. Truyện viết về nhân vật ông Hai, một người nông dân có tình yêu làng quê tha thiết.
Trước hết chúng ta thấy ở nhân vật ông Hai là tình yêu làng quê tha thiết.Mở đầu truyện ngắn , tác giả giới thiệu với chúng ta về nhân vật ông Hai trong những ngày đi tản cư. Phải xa làng Chợ Dầu mà ông đã từng gắn bó, ông nhớ làng vô kể. Nhớ làng ,ông nhớ những ngày cùng anh em “ đào đường đắp ụ, hát hỏng bông phèng” , ông nhớ cả “ các cụ bô lão vác gậy đi tập một hai”. Tình yêu nỗi nhớ của người nông dân là như thế đấy! Vừa giản dị chất phác ,mà cũng tha thiết, đáng trân trọng biết bao.
Thế rồi trong những lúc ông Hai đang vui vẻ và phấn khởi về tinh thần kháng chiến của quân ta, thì ông lại nghe được một tin dữ về làng- Làng Chợ Dầu của ông theo giặc . Vừa nghe cái tin dữ ấy “ cổ họng ông nghẹn ắng lại , da mặt tê dân dân, tưởng như không thở được”. Khi về đến nhà “ ông cáu gắt với vợ con, ông nằm vật ra giường”…Bao tình cảm bấy lâu ông dành cho làng bỗng sụp đổ hết. Ông rơi vào tâm trạng xấu hổ,đau khổ và nhục nhã . Suốt ngày ông không dám ra đường, không dám nhìn mặt ai. Và ông đã gửi những tâm sự của mình vào cậu con trai út. Lắng nghe lời ông hỏi cậu con trai mà như ông hỏi chính lòng mình: “Húc kia, nhà con ở đâu?” ; hay “ con ủng hộ ai?”…Có thể nói trong tâm trạng của ông Hai lúc này đang có một cuộc đấu tranh nội tâm gây gắt giữa “về làng hay ở lại” ? Giữa tình yêu làng và lòng yêu nước? Hai thứ tình cảm ấy bấy lâu luôn thống nhất trong ông, thế mà giờ đây đã buộc ông phải lựa chọn. Và trong hoàn cảnh tưởng chừng như tuyệt vọng ấy thì ông đã khẳng định được tình cảm cao đẹp nhất của mình “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”- đó chính là lòng yêu nước, là tinh thần cách mạng là lòng chung thuỷ với cụ Hồ.
Thế mới biết tình cảm của người nông dân cũng thật sâu sắc! Trong hoàn cảnh họ rơi vào bế tắc thì Kim Lân đã phát hiện ra ở họ có một tình cảm đáng trân trọng và cũng rất đáng tự hào - đó là tình yêu nước- thứ tình cảm luôn chuyền chảy trong dòng máu của mỗi người dân Việt Nam.
Thế rồi , tin làng Chợ Dầu theo giặc cũng được cải chính. Thế là ông Hai lại “múa tay lên mà khoe” với mọi người “Tây nó đốt nhà tôi rồi! Đốt nhẵn… Láo! Toàn là sai sự mục đích cả” . Ông khoe về sự mất mát của gia đình ông mà với một niềm vui vô kể. Bởi chính sự mất mát ấy lại là minh chứng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Khắc Hương Giang
Dung lượng: 82,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)