Đề cương ôn tập Văn 8 HKI

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Sơn | Ngày 11/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập Văn 8 HKI thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:









ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Năm học :2013 - 2014
MÔN : Ngữ Văn 8

I. Văn bản
- Lão hạc:
Gợi ý: Hoàn cảnh ra đời, nội dung. nghệ thuật
- Tức nước vỡ bờ:
Gợi ý: Hoàn cảnh ra đời, nội dung. nghệ thuật

II. Phần Tiếng Việt
1.Thế nào là câu ghép ? Có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép ?Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ?
- Câu ghép : là câu do 2 hoặc nhiều cụm c-v không bao chứa nhau tạo thành . mỗi cụm c-v này được gọi là 1 vế câu
* Cách nối các vế câu ghép: - 2 cách nối
- Nối bằng quan hệ từ - Không dùng từ nối
*Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu : các vế quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
- Quan hệ nguyên nhân – hệ quả. - > Các vế có quan hệ mục đích.
- > Quan hệ điều kiện – kết quả. - > Các vế có quan hệ tương phản.
- > Quan hệ từ: Nếu – thì, mặc dù – nhưng ; Tuy nhưng...
2. Các phép tu từ :
a. Nói quá và tác dụng của nói quá. Cho ví dụ?
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ : Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
b. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh. Cho ví dụ?
- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- Ví dụ : Cha mẹ nó đã chia tay nhau.
3. Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn,dấu hai chấm,dấu ngoặc kép ?
*Công dụng dấu ngoặc kép : ->Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
-Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
-Đánh dấu lời nói có ý mỉa mai.
-Đánh dấu tên của các tác phẩm.
* dấu ngoặc đơn : ->Dùng để đánh dấu phần chú thích(giải thích,thuyết minh,bổ sung thêm)
*Dấu hai chấm:
-Báo trước một lời thoại,một lời dẫn,hay một lời thông báo.
-Đánh dấu phần giải thích,thuyết minh.
3. Một số dạng bài tập :
3.1. Viết đoạn văn có sử dụng câu ghép.
3.2 Viết đoạn văn có sử dụng các dấu câu : dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm.

B. Phần tập làm văn
I. Một số kiến thức cơ bản :
1. Tóm tắt một văn bản tự sự ? Nêu các bước tóm tắt ?
a. Những yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt :
- Đáp ứng đúng mục đích, yêu cầu cần tóm tắt.
- Bảo đảm tính khách quan
- Bảo đảm tính hoàn chỉnh
- Bảo đảm tính cân đối
b. Các bước tóm tắt văn bản tự sự
- Đọc kỹ toàn bộ vb cần tóm tắt để nắm chắc ndung của vb, hiểu đúng chủ đề của vb.
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt: Lựa chọn những sự việc chính và nhân vật chính .
- Sắp xếp cốt truyện tóm tắt theo một trình tự hợp lí .
- Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
2. Phương pháp làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
- Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
3. Dàn ý tham khảo cho đề bài : Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến bố mẹ phải buồn lòng.
Mở bài: Giới thiệu về sự việc, cảm xúc chung .
Thân bài :
- Nêu lí do, thời gian, hoàn cảnh phạm lỗi .
- Nguyên nhân, diễn biến, hoàn cảnh, hậu qủa của việc phạm lỗi .
- Nét mặt, lời nói, cử chỉ, thái độ của bố mẹ khi biết khuyết điểm của em.
- Suy nghĩ của em khi phạm lỗi .
- Cảm xúc của em khi thấy bố mẹ buồn
Kết bài :Cảm nghĩ của bản thân. Bài học rút ra từ lần phạm lỗi đó.



















Các dạng đề bài tham khảo . Ngữ Văn 8
Đề 1 : Kể lại kỉ niệm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Sơn
Dung lượng: 2,14MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)