Đề cương ôn tập & TT đề thi Văn 8 - HKII

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hoa | Ngày 11/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập & TT đề thi Văn 8 - HKII thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 – HỌC KỲ II

PHẦN A : VĂN HỌC
I, VĂN NGHỊ LUẬN CỔ TRUNG ĐẠI : 4 văn bản
Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn
Nước Đại Việt ta ( trích Bình Ngô Đại cáo ) – Nguyễn Trãi
Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn
Bàn luận về phép học – La Sơn phu Tử Nguyễn Thiếp

1.Vì sao Bình Ngô Đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam ?
Vì bài cáo đã khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là một nước độc lập, đó là chân lí hiển nhiên.
+ Nước ta có nền văn hiến lâu đời
+ Có lãnh thổ riêng
+ Phong tục riêng
+ Có chủ quyền, có các triều đại đặt ngang hàng với các triều đại phương bắc
+ Có truyền thống lịch sử oanh liệt, bất cứ kẻ xâm lược nào vào nước ta đều bị sức mạnh nhân nghĩa của chúng ta làm cho đại bại.
2. So sánh với ( Sông núi nước Nam - lớp 7), Nước Đại Việt ta có những điểm mới nào ?
- Ý thức về nền độc lập dân tộc ( Sông núi nước Nam) được xác định trên 2 phương diện: lãnh thổ (Sông núi nước Nam) và chủ quyền (Vua Nam ở)
- Bình Ngô đại cáo ý thức dân tộc phát triển cao hơn, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều. Ngoài hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung bằng các yếu tố mới, đầy ý nghĩa. Đó là nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng, chế độ chủ quyền, truyền thống lịch sử anh hùng " Bao đời xây nền độc lập".
3. Nêu những nét giống và khác nhau về nội dung tư tưởng, hình thức thể loại của các văn bản trong bài chiếu, cáo, hịch ?
* Giống nhau: đều bao trùm một tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang lớn mạnh (chiếu); ở…quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lăng tàn bạo (hịch); hoặc ở ý thức sâu sắc, đầy tự hào về một nước Việt Nam độc lập (nước Đại Việt ta)
Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn, đó là gốc của sắc thái biểu cảm, là chất trữ tình. Và yếu tố có tình còn thể hiện ở tấm lòng, thái độ của người viết đối với người tiếp nhận.
-Trong bài Chiếu: Vua Lí Thái Tổ tỏ ra một thái độ khá thận trọng, chân thành đối với " các Khanh" và ngài.
- Trong bài Hịch: một mặt Trần Quốc Tuấn bộc lộ lòng căm thù giặc, bằng những lời sôi sục, mặt khác thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa ân cần đối với các tướng sĩ.
* Khác nhau:
- Chiếu: là thể văn do nhà Vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể làm bằng văn vần, biền ngẫu hoặc văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách trịnh trọng. Thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng tới vận mệnh của Triều đại, đất nước.
- Hịch: là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí luận sắc bén, có sức thuyết phục. Hịch khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe. Thường viết theo thể văn biền ngẫu ( từng cặp câu cân xứng với nhau).
- Cáo: là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa và thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự kiện để mọi người cùng biết. Phần lớn được viết bằng văn biền ngẫu ( không có hoặc có vần, thường đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp 2 vế đối nhau). Cáo là thể văn có tính chất hùng biện. Do đó lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

4.Hãy nêu lên những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong các văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta ?
Gợi ý :
Ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta đều được viết bởi những nhân vật lịch sử, ra đời gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước, giữ nước và đều thấm đượm tinh thần yêu nước nồng nàn. Tinh thần yêu nước ấy trong các văn bản đều có nét giống nhau vừa có nét khác nhau, tức là vừa thống nhất vừa đa dạng.
Cả 3 văn bản đều thể hiện nổi bật ý thức về chủ quyền dân tộc, đều toát lên lời khẳng đinh nền độc lập dân tộc. Song ở mỗi văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Hoa
Dung lượng: 434,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)