Đề cương ôn tập Sinh học kì II lớp 7

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Thùy Trang | Ngày 15/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập Sinh học kì II lớp 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:























































BÀI 1: CHIM BỒ CÂU

Đời sống
Cấu tạo ngoài và di chuyển

Cấu tạo ngoài
Bảng 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài chim bồ câu

Đặc điểm cấu tạo ngoài
Ý nghĩa thích nghi

 Thân: Hình thoi
 Giảm sức cản không khí khi bay.

 Chi trước: Cánh chim
 Quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

 Chi sau: Ba ngón trước, một ngón sau, có vuốt
 Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

 Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng
 Làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên một diện tích rộng.

 Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp
 Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ

 Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng
 Làm đầu chim nhẹ

 Cổ: Dài, khớp đầu với thân
 Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông


Di chuyển
*Câu hỏi

Câu 1: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu.
Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt của chim trống lộn ra làm thành cơ quan giao phối tạm thời. Trứng được thụ tinh trong. Mỗi lứa chỉ đẻ gồm 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc. Sau đó, chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng. Chim mới nở chưa mở mắt, trên thân chỉ có một ít lông tơ, được chim bố, mẹ mớm nuôi bằng sữa diều (tiết ra từ diều chim bố, mẹ).
Câu 2: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.(Bảng 1)
Câu 3: So sánh kiểu vỗ cánh và kiểu bay lượn.

Kiểu bay vỗ cánh
Kiểu bay lượn

- Đập cánh liên tục
- Cánh đập chậm rãi và không liên tục
- Cánh dang rộng mà không cần đập

- Sự bay chủ yếu nhờ vào sự vỗ cánh
- Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió




BÀI 2: THỎ

Đời sống
Cấu tạo ngoài và di chuyển

Cấu tạo ngoài
Bảng. Đặc điểm cấu tạo của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù

Bộ phận cơ thể
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù

Bộ lông
Bộ lông mao dày, xốp
Giữ nhiệt tốt, giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm


Chi (có vuốt)
Chi trước ngắn
Đào hang di chuyển


Chi sau dài, khỏe
Bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi

Giác quan
Mũi thính
Lông xúc giác: Cảm giác xúc giác nhanh, nhạy
Thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường


Tai thính
Vành tai lớn dài cử động được theo các phía
Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù


Mắt (không tinh lắm)
Mi mắt cử động được, có lông mi
Bảo vệ mắt, giữ nước mắt. Làm màng mắt không bị khô



Di chuyển

( Thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song một số trường hợp vẫn thoát khỏi nanh vuốt của thú ăn thịt?
( Khi bị rượt đuổi thỏ thường chạy theo hình chữ Z, còn thú ăn thịt chạy theo kiểu rượt đuổi nên dễ mất đà nên không thể vồ được thỏ. Lợi dụng khi kẻ thù bị mất đà lao theo một hướng khác mà thỏ có thể nhanh chóng lẩn vào bụi rậm. Với thân hình thon gọn, bộ lông dày, thỏ có thể len lỏi, thậm chí lách trong bụi cây có lá sắc nhọn. Với những ria xúc giác nhạy bén trên mép, thỏ nhanh chóng phát hiện ra những hang đá, hốc đất để kịp thời ẩn náu.
*Câu hỏi
1. Hãy cho biết vì sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa là 74km/h, trong khi đó cáo xám: 64km/h; chó săn 68km/h; chó sói: 69, 23km/h, thế mà trong nhiều trường hợp thỏ hoang vẫn không thoát khỏi những loài hú ăn thịt kể trên?
( Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt, song tuy chạy chậm nhưng thú ăn thịt dai sức hơn. Thỏ không dai sức bằng, nên càng về sau vận tốc di chuyển càng giảm do đó bị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Thùy Trang
Dung lượng: 287,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)