ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC HKI LỚP 8 2017

Chia sẻ bởi Nguyễn Thùy Chi | Ngày 15/10/2018 | 102

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC HKI LỚP 8 2017 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC
Câu 1: Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cần rèn luyện cơ bằng cách nào?
Trả lời: - Thần kinh: tinh thần sảng khoái, ý thức cố gắng thì co cơ tốt hơn.
Thể tích của cơ: Bắp cơ lớn thì khả năng co cơ mạnh hơn.
Lực co cơ
Khả năng dẻo dai bền bỉ: Làm việc lâu mỏi
Khối lượng của vật: Vật có khối lượng thích hợp thì cơ sinh ra tốt nhất
Độ tuổi
Sức khoẻ: sức khoẻ tốt thì khả năng co cơ tốt.
Giới tính: Đa số nam có khả năng co tốt hơn nữ
Cách rèn luyện: - Rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao
Cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp
Tinh thần phải thoải mái
Cần phải nghỉ ngơi khi cơ mỏi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh
Sau khi hoạt động hoặc tham gia thể thao nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường
Câu 2: Phân biệt hồng cầu và bạch cầu về cấu tạo và chức năng?

Đặc điểm so sánh

Đặc điểm hình thái

Chức năng


Hồng cầu
Không có nhân, lõm hai mặt, hình dĩa
Có các tế bào có khả năng kết hợp lỏng lẻo với khí oxi và khí cacbonic Để vận chuyển oxi và cacbonic từ phổi về tim với các tế bào và ngược lại


Bạch cầu
Thay đổi tuỳ loại, thay đổi theo thời gian. Có hình thành chân giả
Tham gia bảo vệ cơ thể, miễn dịch

Câu 3:Bố có nhóm máu A. Hỏi 2 người con, 1 người có nhóm máu A, 1 người có nhóm máu O. Đứa nào có nhóm huyết tương không làm kết dính hồng cầu của bố? Vì sao?
Trả lời : Huyết tương của 2 đứa con không làm kết dính hồng cầu của bố. Vì nhóm máu O không có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu, trong huyết tương có cả kháng nguyên a và b. Vì vậy nên hồng cầu O không bị kết dính với bất kì nhóm máu nào. Còn nhóm máu A có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có kháng nguyên b trong huyết tương nên không bị kết dính với nhóm máu A
Câu 4: Trình bày các biện pháp chủ yếu nhằm bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp?
Trả lời: - Cần luyện tập thể dục thể thao kết hợp với tập thở, thở sâu, giảm nhịp thở, tập thường xuyên từ nhỏ để nâng sao hiệu quả hô hấp, để có cơ thể khoẻ mạnh
- Luyện tập theo nguyên tắc từ từ, liên tục và nâng cao dần
- Bảo vệ sức khoẻ hệ tuần hoàn.
Câu 5: Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả.
Trả lời: - Thiết lập chế độ ăn hợp lí, đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho cơ quan tiêu hoá làm việc quá sức
Ăn chậm, nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị, nghỉ ngơi hợp lí,…
Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây bệnh cho hệ tiêu hoá
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và cơ quan tiêu hoá sau khi ăn.
Câu 6: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu?
-Máu gồm: + Huyết tương: lỏng, trong suốt, màu vàng chiếm 55% thể tích máu
+ Các tế bào máu: đặc, đỏ thẫm, gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
Chức năng của huyết tương và hồng cầu:
Huyết tương: + Có các chất dinh dưỡng: hooc môn, kháng thể, chất thải,…
+ Tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể
- Hồng cầu có tế bào có khả năng liên kết lỏng lẻo khí oxi và cacbonic để vận chuyển từ phổi về tim với các tế bào và ngược lại.
Câu 7: Cơ chi trên và cơ chi dưới phân hoá theo hướng nào? Thể hiện ở những đặc điểm nào? Vì sao phải kết hợp thể dục, thể thao với lao động vừa sức?
Cơ chi trên phân hoá theo hướng thích nghi với lao động: Thể hiện ở số lượng cơ nhiều, phân hoá thành nhiều nhóm nhỏ nhằm thực hiện nhiều động tác phức tạp
Cơ chi dưới phân hoá theo hướng thích nghi với tư thế đứng thẳng: Thể hiện ở chỗ cơ chân lớn, khoẻ chủ yếu để gập, duỗi.
Kết hợp thể dục thể thao với lao động vừa sức nhằm có xương chắc khoẻ và hệ cơ phát triển khoẻ mạnh và cân đối, chống vẹo cột sống.
Câu 8
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thùy Chi
Dung lượng: 47,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)