Đề cương ôn tập Sinh học 8 HKII
Chia sẻ bởi Trần Hưng Đạo Đức |
Ngày 15/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập Sinh học 8 HKII thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH 8
HỌC KỲ II
Câu 1: Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể?
Trả lời:
+ Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm:
Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa) và rau quả tươi.
Cung cấp muối (hoặc nước chấm) vừa phải.
Nên dùng muối Iốt.
Trẻ em cần được tăng cường muối canxi (ăn bổ sung sữa, nước xương hầm).
+ Chế biến hợp lý để chống mất vitamin khi nấu ăn.
Câu 2: Sự khác biệt trong thành phần của nước tiếu chính thức và nước tiểu đầu?
Trả lời:
Đặc điểm
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
Nồng độ các chất hòa tan
Loãng hơn
Đậm đặc hơn
Chất độc hại, chất cặn bã
Chứa ít
Chứa nhiều
Chất dinh dưỡng
Chứa nhiều
Không còn chất dinh dưỡng
Câu 3: Nêu cấu tạo của da? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng hay không?
Trả lời:
+ Da gồm 3 lớp:
Lớp biểu bì:
Tầng sừng
Tầng tế bào sống
Lớp bì:
Thụ quan
Tuyến nhờn
Cơ co chân lông
Lông và bao lông
Tuyến mồ hôi
Dây thần kinh
Mạch máu
Sợi mô liên kết
Lớp mỡ dưới da:
Lớp mỡ
+ Lông mày có vai trò ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt. Vì vậy, không nên nhổ lông mày, lạm dụng kem, phấn sẽ bít các lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da và phát triển.
Câu 4: Nêu các cách phòng chống các bệnh về mắt?
Trả lời:
+ Các cách phòng tránh các bệnh về mắt:
Giữ mắt sạch sẽ.
Rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt.
Ăn uống đủ vitamin (A).
Khi ra đường nên đeo kính.
Câu 5: Thế nào là phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho ví dụ.
Trả lời:
Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. Ví dụ: phản xạ bú của trẻ em.
Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện, rút kinh nghiệm. Ví dụ: phản xạ tiết nước bọt khi nhìn thấy mơ, mận.
Câu 6: Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện đối với đời sống?
Trả lời:
+ Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện đối với đời sống:
Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.
Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người.
Câu 7: Thế nào là tuyến nội tiết? Tuyến nội tiết khác tuyến ngoại tiết như thế nào? Cho ví dụ.
Trả lời:
Tuyến nội tiết là tuyến không có ống dẫn, các chất tiết chuyển trực tiếp vào máu. Ví dụ: tuyến giáp, tuyến trên thận.
+ Sự khác nhau giữa Tuyến nội tiết và Tuyến ngoại tiết:
Tuyến nội tiết
Tuyến ngoại tiết
- Không có ống dẫn, có mao mạch bao quanh
- Chất tiết ngấm thẳng vào máu đến cơ quan đích
- Chất tiết là hoocmôn
- VD: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến sinh dục, …
- Có ống dẫn
- Chất tiết theo ống dẫn đến cơ quan tác động
- Chất tiết là chất dịch
- VD: tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tuyến gan, tuyến ruột, tuyến nhờn, tuyến sinh dục, tuyến tụy, …
Câu 8: Trình bày tóm tắt quá trình điều hòa lượng đường huyết ở mức ổn định?
Trả lời:
+ Quá trình điều hòa lượng đường huyết ở mức ổn định:
Khi đường huyết tăng ( tế bào β tiết hoocmôn insulin. Tác dụng chuyển glucôzơ ( glicôgen.
Khi đường huyết giảm ( tế bào α tiết hoocmôn glucagôn. Tác dụng chuyển glicôgen ( glucôzơ.
Câu 9: Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên? Là học sinh các em có nhận thức gì về vấn đề này?
Trả lời:
Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên:
+ Mang thai ở tuổi này có nguy cơ tử vong cao vì:
Dễ sảy thai, đẻ non.
Con nếu đẻ thường nhẹ cân, khó nuôi dễ tử vong.
Nếu phải nạo dễ dẫn tới vô sinh
HỌC KỲ II
Câu 1: Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể?
Trả lời:
+ Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm:
Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa) và rau quả tươi.
Cung cấp muối (hoặc nước chấm) vừa phải.
Nên dùng muối Iốt.
Trẻ em cần được tăng cường muối canxi (ăn bổ sung sữa, nước xương hầm).
+ Chế biến hợp lý để chống mất vitamin khi nấu ăn.
Câu 2: Sự khác biệt trong thành phần của nước tiếu chính thức và nước tiểu đầu?
Trả lời:
Đặc điểm
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
Nồng độ các chất hòa tan
Loãng hơn
Đậm đặc hơn
Chất độc hại, chất cặn bã
Chứa ít
Chứa nhiều
Chất dinh dưỡng
Chứa nhiều
Không còn chất dinh dưỡng
Câu 3: Nêu cấu tạo của da? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng hay không?
Trả lời:
+ Da gồm 3 lớp:
Lớp biểu bì:
Tầng sừng
Tầng tế bào sống
Lớp bì:
Thụ quan
Tuyến nhờn
Cơ co chân lông
Lông và bao lông
Tuyến mồ hôi
Dây thần kinh
Mạch máu
Sợi mô liên kết
Lớp mỡ dưới da:
Lớp mỡ
+ Lông mày có vai trò ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt. Vì vậy, không nên nhổ lông mày, lạm dụng kem, phấn sẽ bít các lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da và phát triển.
Câu 4: Nêu các cách phòng chống các bệnh về mắt?
Trả lời:
+ Các cách phòng tránh các bệnh về mắt:
Giữ mắt sạch sẽ.
Rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt.
Ăn uống đủ vitamin (A).
Khi ra đường nên đeo kính.
Câu 5: Thế nào là phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho ví dụ.
Trả lời:
Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. Ví dụ: phản xạ bú của trẻ em.
Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện, rút kinh nghiệm. Ví dụ: phản xạ tiết nước bọt khi nhìn thấy mơ, mận.
Câu 6: Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện đối với đời sống?
Trả lời:
+ Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện đối với đời sống:
Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.
Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người.
Câu 7: Thế nào là tuyến nội tiết? Tuyến nội tiết khác tuyến ngoại tiết như thế nào? Cho ví dụ.
Trả lời:
Tuyến nội tiết là tuyến không có ống dẫn, các chất tiết chuyển trực tiếp vào máu. Ví dụ: tuyến giáp, tuyến trên thận.
+ Sự khác nhau giữa Tuyến nội tiết và Tuyến ngoại tiết:
Tuyến nội tiết
Tuyến ngoại tiết
- Không có ống dẫn, có mao mạch bao quanh
- Chất tiết ngấm thẳng vào máu đến cơ quan đích
- Chất tiết là hoocmôn
- VD: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến sinh dục, …
- Có ống dẫn
- Chất tiết theo ống dẫn đến cơ quan tác động
- Chất tiết là chất dịch
- VD: tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tuyến gan, tuyến ruột, tuyến nhờn, tuyến sinh dục, tuyến tụy, …
Câu 8: Trình bày tóm tắt quá trình điều hòa lượng đường huyết ở mức ổn định?
Trả lời:
+ Quá trình điều hòa lượng đường huyết ở mức ổn định:
Khi đường huyết tăng ( tế bào β tiết hoocmôn insulin. Tác dụng chuyển glucôzơ ( glicôgen.
Khi đường huyết giảm ( tế bào α tiết hoocmôn glucagôn. Tác dụng chuyển glicôgen ( glucôzơ.
Câu 9: Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên? Là học sinh các em có nhận thức gì về vấn đề này?
Trả lời:
Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên:
+ Mang thai ở tuổi này có nguy cơ tử vong cao vì:
Dễ sảy thai, đẻ non.
Con nếu đẻ thường nhẹ cân, khó nuôi dễ tử vong.
Nếu phải nạo dễ dẫn tới vô sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Hưng Đạo Đức
Dung lượng: 75,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)