Đề cương ôn tập Sinh học 7 học kì I - Năm học 2013-2014

Chia sẻ bởi Ngô Thu | Ngày 15/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập Sinh học 7 học kì I - Năm học 2013-2014 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP SINH 7 – HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2013 - 2014
I. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Vỏ trai được hình thành từ:
A. Lớp sừng B. Bờ vạt áo C. Thân trai D. Chân trai
2. Loài giun nào được Đacuyn nói là “Chiếc cày sống” cày đất trước con người rất lâu và cày đất mãi mãi?
A. Đỉa B. Giun đất C. Giun đỏ D. Rươi
3. Loài nào sau đây có tập tính sống thành xã hội?
A. Ve sầu, nhện B. Nhện, bọ cạp C. Tôm, nhện D. Kiến, ong mật
4. Bệnh do một loại trùng roi sống kí sinh trong máu gây ra, làm bệnh nhân rơi vào giấc ngủ li bì và có tỷ lệ tử vong rất cao. Hãy cho biết bệnh lan truyền qua loài nào sau đây?
A. Muỗi vằn B. Ruồi C. Bướm D. Ong
5. Hải quỳ cộng sinh với loài nào sau đây để có thể di chuyển được:
A. Cua B. Tôm ở nhờ C. Sứa D.Ốc
6. Trai lấy thức ăn theo kiểu bị động. Vậy động lực chính hút nước và thức ăn vào khoang áo tới lỗ miệng là:
A. Hai đôi tấm miệng B. Ống hút C. Lỗ miệng D. Cơ khép vỏ trước và sau
I/ TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cơ quan hô hấp của trai sông là :
a. da b. phổi c. mang d. ống khí
Câu 2. cơ quan bài tiết của tôm nằm ở:
a. gốc râu b. khoang miệng c.bụng d.đuôi
Câu 3. Ở đốt 14, 15, 16 của phần đầu giun đất có:
a.lỗ miệng b. đai sinh dục c.hậu môn d.hạch não
Câu 4. Đặc điểm cấu tạo giúp giun đũa không bị tiêu hóa khi kí sinh trong ruột động vật là:
a. có giác bám b. số lượng trứng nhiều
c. thành cơ thể có lớp cuticun d. mắt tiêu giảm
Câu 5. Cơ thể có hàng trăm cơ quan sinh sản lưỡng tính là đặc điểm của đại diện:
a. sán bã trầu b. sán lá gan c. sán dây d. sán lá máu
Câu 6. Trùng sốt rét kí sinh trong:
a. tiểu cầu b. bạch cầu c. hồng cầu d. thành ruột
A. TRẮC NGHIỆM:
1. Trùng sốt rét kí sinh trong:
a. tiểu cầu b. bạch cầu c. hồng cầu d. thành ruột
2. Nhóm động vật nào thuộc ngành giun dẹp sống kí sinh gây hại cho động vật và người là:
Giun móc câu, giun kim, sán dây, sán lá gan.
Sán lá gan, giun đũa, giun kim, sán lá máu.
Sán bã trầu, giun chỉ, giun đũa, giun móc câu.
Sán lá máu, sán bã trầu, sán dây, sán lá gan.
3. Sứa, hải quỳ, san hô, thủy tức có đặc điểm gì giống nhau:
sống bám sống bơi lội ruột dạng túi ruột phân nhánh
4 . Cơ quan cảm giác về khứu giác và xúc giác của nhện là:
Đôi kìm có tuyến độc B. Núm tuyến tơ
Đôi khe thở D. Đôi chân xúc giác phủ đầy lông
5. Cơ quan hô hấp của châu chấu là:
A. Mang B. Đôi khe thở C. Các lỗ thở C.Thành cơ thể
6. Cơ quan bài tiết của tôm nằm ở :
A. Gốc râu B. Bụng C. Đuôi D. Khoang miệng
A. TRẮC NGHIỆM:
1. Động vật cho biết mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào là:
a. Trùng roi xanh b. Trùng biến hình c. Trùng d. Tập đoàn Vôn vốc
2. Cơ thể đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, thành cơ thể gồm hai lớp tế bào là đặc điểm của ngành động vật nào ?
a Ruột khoang. c. Giun dẹp b. Giun đốt d. Động vật nguyên sinh
3.Trùng roi xanh có màu xanh lá cây nhờ:
a. Sắc tố ở màng cơ thể b. Màu sắc của điểm mắt
c. Màu sắc của hạt diệp lục d. Màu sắc của hạt diệp lục và sự trong suốt của màng cơ thể.
4. Khi đất ngập nước , giun đất chui lên mặt đất để làm gì ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thu
Dung lượng: 311,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)