đề cương ôn tập sinh 8 hk1
Chia sẻ bởi trịnh linh chi |
Ngày 15/10/2018 |
72
Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn tập sinh 8 hk1 thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 8 KÌ I
Câu 1: Cấu tạo tế bào và hoạt động sống của tế bào:
- Cấu tạo tế bào gồm: + Màng sinh chất: Bao bọc bên ngoài thực hiện trao đổi chất
+ Chất tế bào: Chứa nhiều bào quan khác
+ Nhân: Điều khiển mọi hoạt động của tế bào
- Hoạt động sống: Trao đổi chất, lớn lên và sinh sản
Câu 2: Mô là gì? Các loại mô:
*Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau cùng thực hiện 1 chức năng nhất định.
*Có 4 loại mô
- Mô biểu bì: Gồm các TB xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng, có chức năng bảo vệ, bài tiết
- Mô liên kết: Gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền, có thể có các sợi đàn hồi như các sợi liên kết ở da, chức năng tạo bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm
- Mô cơ: Gồm 3 loại cơ vân, cơ trơn, cơ tim. Chức năng co dãn tạo nên sự vận động
- Mô thần kinh: Gồm các TB thần kinh (Nơron) nằm xen kẽ với các TB thần kinh đệm
Câu 3: Cấu tạo và chức năng của nơ ron:
- Cấu tạo nơron gồm :+ Thân nơron có chứa nhân, xung quanh thân có các sợi nhánh ngắn
+ Sợi trục: Dài, bên ngoài bao bọc bởi bao miêlin, cuối sợi trục là cúc xináp
- Chức năng của nơron:
+ Cảm ứng: Là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.
+ Dẫn truyền xung thần kinh : Là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền đi theo dọc sợi trục.
Câu 4: Phản xạ là gì? Phân tích 1 ví dụ về phản xạ ví dụ
Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hay bên ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh.
Phân tích 1 ví dụ về phản xạ: Khi chạm tay vào vật nóng cơ quan thụ cảm là da tiếp nhận thông tin chuyển thành luồng xung thần kinh theo nơron hướng tâm đi từ cơ quan thụ cảm đến Trung ương báo là tay chạm vật nóng Trung ương phân tích phát đi thông tin bằng xung thần kinh đi đến Nơron li tâm theo dây thần kinh li tâm ra cơ quan phản ứng là cơ và xương ở tay để rụt tay lại tránh vật nóng
Câu5: Cấu tạo và chức năng các bộ phận xương dài:
CÁC PHẦN
CẤU TẠO
CHỨC NĂNG
Đầu xương
- Sụn bọc đầu xương
Làm giảm ma sát trong khớp
Mô xương xốp gồm các nan xương
Phân tán lực và tạo ô chứa tủy
Thân xương
Màng xương
Giúp xương lớn lên về bề ngang
Mô xương cứng
Chịu lực
Khoang xương chứa tủy
Sinh ra hồng cầu, chứa mỡ ở người già
Câu 6: Các phần chính của bộ xương người và các loại khớp xương:
- Bộ xương người có 3 phần chính:
+ Xương đầu gồm: Xương sọ, Xương mặt
+ Xương thân gồm: Xương cột sống, các Xương sườn
+ Xương chi gồm: Xương tay, Xương chân.
- Có 3 loại khớp xương: Khớp động: cử động dễ dàng như khớp khủyu tay, khuỷu chân
Khớp bán động: cử động hạn chế ví dụ khớp giữa các đốt sống.
Khớp bất động: không cử động được như các khớp xương ở hộp sọ
Câu 7. Mỏi cơ là gì? Nêu nguyên nhân và biện pháp chống mỏi cơ?Nêu những biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?
Mỏi cơ là hiện tượng cơ phải làm việc quá sức và kéo dài
Nguyên nhân: Do lượng oxi cung cấp cho cơ thiếu nên quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng phục vụ cho các hoạt động co cơ đã tạo ra sản phẩm axit lactic, tích tụ lại trong cơ gây đầu độc cơ làm mỏi cơ
Biện pháp:
Hít thở sâu.
Xoa bớp cơ uống thêm nước đường.
Lao động nghỉ ngơi hợp lý.
Những biện pháp chống cong vẹo ở học sinh là :
- Ngồi học đúng tư thế, không nghiêng vẹo
- Mang vác đồ vật đều cả 2 vai, tay
- Không làm việc nặng quá sức chịu đựng của bản thân.
Câu 8: Hãy nêu sự khác nhau giữa bộ xương người so với bộ xương thú
Các phần so sánh
Bộ xương người
Bộ xương thú
- Tỉ lệ sọ/mặt
- Lồi cằm xương mặt
- Lớn
- Phát triển
- Nhỏ
- Không có
Câu 1: Cấu tạo tế bào và hoạt động sống của tế bào:
- Cấu tạo tế bào gồm: + Màng sinh chất: Bao bọc bên ngoài thực hiện trao đổi chất
+ Chất tế bào: Chứa nhiều bào quan khác
+ Nhân: Điều khiển mọi hoạt động của tế bào
- Hoạt động sống: Trao đổi chất, lớn lên và sinh sản
Câu 2: Mô là gì? Các loại mô:
*Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau cùng thực hiện 1 chức năng nhất định.
*Có 4 loại mô
- Mô biểu bì: Gồm các TB xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng, có chức năng bảo vệ, bài tiết
- Mô liên kết: Gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền, có thể có các sợi đàn hồi như các sợi liên kết ở da, chức năng tạo bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm
- Mô cơ: Gồm 3 loại cơ vân, cơ trơn, cơ tim. Chức năng co dãn tạo nên sự vận động
- Mô thần kinh: Gồm các TB thần kinh (Nơron) nằm xen kẽ với các TB thần kinh đệm
Câu 3: Cấu tạo và chức năng của nơ ron:
- Cấu tạo nơron gồm :+ Thân nơron có chứa nhân, xung quanh thân có các sợi nhánh ngắn
+ Sợi trục: Dài, bên ngoài bao bọc bởi bao miêlin, cuối sợi trục là cúc xináp
- Chức năng của nơron:
+ Cảm ứng: Là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.
+ Dẫn truyền xung thần kinh : Là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền đi theo dọc sợi trục.
Câu 4: Phản xạ là gì? Phân tích 1 ví dụ về phản xạ ví dụ
Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hay bên ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh.
Phân tích 1 ví dụ về phản xạ: Khi chạm tay vào vật nóng cơ quan thụ cảm là da tiếp nhận thông tin chuyển thành luồng xung thần kinh theo nơron hướng tâm đi từ cơ quan thụ cảm đến Trung ương báo là tay chạm vật nóng Trung ương phân tích phát đi thông tin bằng xung thần kinh đi đến Nơron li tâm theo dây thần kinh li tâm ra cơ quan phản ứng là cơ và xương ở tay để rụt tay lại tránh vật nóng
Câu5: Cấu tạo và chức năng các bộ phận xương dài:
CÁC PHẦN
CẤU TẠO
CHỨC NĂNG
Đầu xương
- Sụn bọc đầu xương
Làm giảm ma sát trong khớp
Mô xương xốp gồm các nan xương
Phân tán lực và tạo ô chứa tủy
Thân xương
Màng xương
Giúp xương lớn lên về bề ngang
Mô xương cứng
Chịu lực
Khoang xương chứa tủy
Sinh ra hồng cầu, chứa mỡ ở người già
Câu 6: Các phần chính của bộ xương người và các loại khớp xương:
- Bộ xương người có 3 phần chính:
+ Xương đầu gồm: Xương sọ, Xương mặt
+ Xương thân gồm: Xương cột sống, các Xương sườn
+ Xương chi gồm: Xương tay, Xương chân.
- Có 3 loại khớp xương: Khớp động: cử động dễ dàng như khớp khủyu tay, khuỷu chân
Khớp bán động: cử động hạn chế ví dụ khớp giữa các đốt sống.
Khớp bất động: không cử động được như các khớp xương ở hộp sọ
Câu 7. Mỏi cơ là gì? Nêu nguyên nhân và biện pháp chống mỏi cơ?Nêu những biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?
Mỏi cơ là hiện tượng cơ phải làm việc quá sức và kéo dài
Nguyên nhân: Do lượng oxi cung cấp cho cơ thiếu nên quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng phục vụ cho các hoạt động co cơ đã tạo ra sản phẩm axit lactic, tích tụ lại trong cơ gây đầu độc cơ làm mỏi cơ
Biện pháp:
Hít thở sâu.
Xoa bớp cơ uống thêm nước đường.
Lao động nghỉ ngơi hợp lý.
Những biện pháp chống cong vẹo ở học sinh là :
- Ngồi học đúng tư thế, không nghiêng vẹo
- Mang vác đồ vật đều cả 2 vai, tay
- Không làm việc nặng quá sức chịu đựng của bản thân.
Câu 8: Hãy nêu sự khác nhau giữa bộ xương người so với bộ xương thú
Các phần so sánh
Bộ xương người
Bộ xương thú
- Tỉ lệ sọ/mặt
- Lồi cằm xương mặt
- Lớn
- Phát triển
- Nhỏ
- Không có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: trịnh linh chi
Dung lượng: 79,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)