Đề cương ôn tập Sinh 7 HK2

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Sơn | Ngày 15/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập Sinh 7 HK2 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Đây là tài liệu do tôi sưu tầm, nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn thi tốt HK2
Chúc các em thi tốt. Google: thcs nguyen van troi q2 – để xem các đề thi hay

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII
MÔN SINH LỚP 7

Đặc điểm cấu tạo của Thằn Lằn bóng thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn như thế nào?
Thằn lằn bóng đuôi dài có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn
Da khô có vảy sừng bao bọc: Ngăn cản sự thoát hơi nước.
Mắt có mi cử động: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.
Màng nhĩ nằm trong hốc tai: Bảo vệ màng nhĩ và hướng âm thanh vào màng nhĩ
Thân dài, đuôi rất dài: Động lực chính của sự di chuyển
Chân 5 ngón, có vuốt sắc: Tham gia di chuyển trên cạn
Đặc điểm chung của lớp chim?
Chim là những động vật có xương sống thích nghi cao đối với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau. Chúng có những đặc điểm chung sau:
Mình có lông vũ bao phủ.
Chi trước biến đổi thành cánh.
Có mỏ sừng, hàm không có răng.
Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp.
Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
Là động vật hằng nhiệt.
Trứng lớn có vỏ đá vôi, trứng được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.
Thỏ có đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù như thế nào?
Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù:
Bộ lông mao: dày xốp, tác dụng giữ nhiệt, giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn kẻ thù trong bụi rậm.
Chi trước: Ngắn, để đào hang và di chuyển.
Chi sau: Dài, khỏe, bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị kẻ thù săn đuổi.
Mũi thính và lông xúc giác nhạy bén giúp thỏ tìm thức ăn, thăm dò môi trường, phát hiện kẻ thù.
Tai thính, vành tai lớn, dài, cử động được theo các phía: Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù.
Phân biệt răng của các bộ thú:
Bộ Gặm Nhấm:
Có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm
Răng cửa rất lớn và sắc
Thiếu răng nanh
Răng cửa cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm
Bộ Ăn Thịt:
Bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt:
Răng cửa: Ngắn và sắc để róc xương.
Răng nanh: Lớn, dài, nhọn để xé mồi.
Răng hàm: có nhiều mấu dẹp sắc để cắt và nghiền mồi.
Cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay như thế nào?
Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
Toàn thân được bao phủ bởi lông vũ. Lông vũ gồm 2 loại: lông ống và lông tơ. Lông ống giúp tạo thành cánh và đuôi; lông tơ nhẹ, xốp giúp giữ ấm và làm nhẹ cơ thể.
Cổ dài: phát huy vai trò của các giác quan trên đầu(mắt và tai)
Mỏ sừng, hàm không có răng: giúp đầu chim nhẹ
Chi trước biến đổi thành cánh, chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau: giúp chim bám chặt vào cành cây và đứng vững khi đậu.
Tuyến phao câu tiết chất nhờn: giúp lông chim mịn và không thấm nước.
Tập tính bắt mồi của những đại diện sau:
Chuột chũi:
Chuột chũi có tập tính đào hang trong đất
Tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất
Chúng có chi trước ngắn, bàn tay rộng
Ngón tay to, khỏe để đào hang
Hổ:
Thường săn mồi vào ban đêm
Vuốt có thể giương ra khỏi đệm thịt….
Săn mồi đơn độc bằng cách rình và vồ mồi.
Bộ linh trưởng có những đặc điểm gì?
Đại diện: khỉ, vượn, khỉ hình người (đười ươi, tinh tinh, Gôrila)
Gồm những thú đi bằng bàn chân.
Bàn tay, bàn chân có 5 ngón, ngón cái đối diện với các ngón còn lại
( thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo.
Ăn tạp, nhưng ăn thực vật là chính.
Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh?
Bộ lông rậm: Giữ nhiệt
Mỡ dưới da dày: Giữ nhiệt và dự trữ năng lượng
Lông màu trắng (mùa đông): Lẫn với tuyết che mắt kẻ thù
Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét: Tiết kiệm năng lượng
Về mùa hè bộ lông chuyển sang màu đỏ, nâu hay xám: Hấp thụ năng lượng mặt trời
Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ: Kiếm ăn để dự trữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Sơn
Dung lượng: 56,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)