Đề cương ôn tập sinh 7 chuẩn hay học kỳ I 2017-2018

Chia sẻ bởi Khả Phan | Ngày 15/10/2018 | 145

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập sinh 7 chuẩn hay học kỳ I 2017-2018 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2017 -2018
Môn sinh học lớp 6
********

Câu 1 : Tế bào ở những bộ phận nào có khả năng phân chia? Quá trình phân bào diễn ra như
thế nào ?
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.
- Quá trình phân bào : - Đầu tiên hình thành 2 nhân .
- Chất tế bào phân chia.
- Vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào mới.
Câu 2 : Vẽ và chú thích các bộ phận chính của tế bào thực vật?
Câu 3 : Trình bày các bước làm tiêu bản biểu bì vảy hành và tế bào biểu bì cà chua?
* Làm tiêu bản biểu bì vảy hành :
- Bóc một vảy hành tươi ra khỏi củ hành .
- Dùng kim mũi mác rạch một ô vuông phía trong vảy hành .
- Dùng kim mũi mác khẽ lột ô vuông vảy hành cho vào đĩa đồng hồ đã có nước cất .
- Lấy một bản kính sạch và nhỏ sẵn một giọt nước, đặt mặt ngoài mảnh vảy hành lên .
- Đậy lam kính, nếu nước tràn ra dùng giấy thấm bớt nước .

* Làm tiêu bản biểu bì tế bào cà chua :
- Dùng dao cắt đôi quả cà chua .
- Dùng kim mũi mác cạo một ít thịt cà chua .
- Dùng lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước và cho thịt cà chua tan trong giọt nước .
- Đậy lam kính, nếu nước tràn dùng giấy thấm bớt nước
Câu 4 : Nêu chức năng của rễ? Có mấy loại rễ chính, vẽ chú thích? Lấy ví dụ những cây có rễ
cọc và rễ chùm?
- Rễ giữ cho cây mọc được trên đất, rễ hút nước và muối khoáng hoà tan .
- Có hai loại rễ chính là: Rễ cọc và rễ chùm .
- Rễ cọc nhự: Chè, cà phê, sầu riêng, ổi, chôm chôm
- rể chùm như: lúa, ngô, sả, hành, tỏi……….
Câu 5 : Trình bày cấu tạo trong của thân non? Có mấy loại thân chính, Nêu đặc điểm nhận biết các loại thân? Ví dụ từng loại thân?
* Cấu tạo trong của thân non gồm hai phần chính : vỏ và trụ giữa
- Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ
- Trụ giữa gồm các bó mạch xếp thành vòng ( mỗi bó mạch có mạch rây ở ngoài, mạch
gỗ ở trong )
* Có 3 loại thân chính là : thân đứng, thân leo, thân bò.
Loại thân
Đặc điểm
Ví dụ

Thân đứng
Tự đứng thẳng
Cây phượng, cây cà phê

 Thân leo
Leo lên bằng thân cuấn, tua cuấn, tay móc
Mồng tơi, mướp

 Thân bò
Mềm yếu, bò lan mặt đất
Cây rau má, rau

Câu 6 : Kể tên một số thân biến dạng, ví dụ , chức năng của chúng?
- Thân củ ( củ xu hào, khoai tây ) - Chức năng : chứa chất dự trữ
- Thân rễ ( Gừng, dong ta ..) - Chức năng : chứa chất dự trữ
-Thân mọmg nước ( Xương rồng, thanh long ..) - Chức năng : dự trữ trữ nước
Câu 7 : Thân cây gỗ to ra do dâu ? ( SGkhoa trang 52 )

Câu 8 : Nêu các thành phần cấu tạo trong của phiến lá? Chức năng của mỗi phần ?
* Cấu tạo trong của phiến lá gồm : Biểu bì, thịt lá, gân lá .
- Biểu bì : Chức năng bảo vệ lá, trao đổi khí và thoát hơi nước .
- Thịt lá : Chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây .
- Gân lá : Chức năng vận chuyển các chất
Câu 9 : Nêu khái niệm quang hợp? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? Viết sơ đồ
tóm tắt hô hấp ở cây ?
* Khái niệm quang hợp :
- Là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước và khí cacbônic và năng lượng ánh
sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí Oxi.
* Sơ đồ học sinh tự viết :

Câu 10 : Nêu các loại lá biến dạng? Lấy ví dụ ?
- Lá biến thành gai ( rồng) - Lá biến thành tua cuấn ( đẫu Hà Lan, su su)
- Lá bắt mồi( cây nắp ấm) - Lá biến thành tay móc ( Song, )
- Lá dự trữ ( Hành) - Lá vảy( dong)

Câu 11 : Phân biệt giâm cành, chiết cành, ghép mắt?
Giâm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khả Phan
Dung lượng: 148,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)