đề cuơng ôn tập sinh 7
Chia sẻ bởi nguyễn giang |
Ngày 15/10/2018 |
59
Chia sẻ tài liệu: đề cuơng ôn tập sinh 7 thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN SINH HỌC 7
Phần mở đầu
Câu1: Đặc điểm nào của động vật khác với thưc vật?
Đáp án
Động vât khác với thực vật:
- Dị dưỡng.
- Có khả năng di chuyển.
- Có hệ thần kinh và giác quan.
Chương I: Động vật nguyên sinh
Câu2:
Trình bày vòng đời của trùng sốt rét ?
Tại sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi ?
Đáp án
* Vòng đời của trùng sốt rét: Trong tuyến nước bọt của muỗi
-> vào máu người-> chui vào hồng cầu sống và sinh sản,phá huỷ hồng cầu.
* Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì ở đây có môi trường thuận lợi ( nhiều đầm lầy, cây cối rậm rạp) nên có nhiều loài muỗi anophen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.
Câu 3:
Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào ?
Đáp án
- Giống : Cùng ăn hồng cầu, sống kí sinh và gây nguy hiểm.
-Khác: + Trùng sốt rét nhỏ hơn nên chui vào hồng cầu kí sinh ăn hết rồi sinh sản cho nhiều trùng kí sinh mới rồi phá vỡ hồng cầu để ra ngoài . Sau đó lại vào các hồng cầu khác để lập lại quá trình ấy.
+ Trùng kiết lị lớn nên kí sinh ngoài hồng cầu
Chương II : Ngành Ruột Khoang
Câu 4:
Đặc điểm chung của ngành ruột khoang ?
Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng?
Đáp án
a. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
+ Cơ thể có đối xứng toả tròn.
+ Ruột dạng túi .
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
+ Tự vệ và tấn công bằng TB gai.
b. Cành san hô thường dùng để trang trí là bộ khung xương của cơ thể san hô
Câu 5
So sánh sự giống và khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi
Đáp án
Giống nhau đều sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi.
- Khác : + Ở thủy tức chồi con được tách ra khỏi cơ thể mẹ.
+ Ở san hô chồi con không tách khỏi cơ thể mẹ.
Câu 6: Đặc điểm chung, vai trò ruột khoang ?
Đáp án
a/ Đặc điểm chung:cơ thể có đối xứng toả tròn,ruột dạng túi, dinh dưỡng là dị dưỡng,thành cơ thể có 2 lớp tế bào, tự vệ tấn công bằng tế bào gai.
b/ Vai trò:
*Trong tự nhiên: -Tạo vẻ đẹp thiên nhiên, có ý nghĩa sinh thái biển
*Đối với con người:- Làm đồ trang trí, trang sức:san hô đỏ , san hô đen
- Nguồn cung cấp nguyên liệu vôi: san hô
- Làm thực phẩm có giá trị: sứa rô , sứa sen
- Vật chỉ thị các địa tầng nghiên cứu địa chất: hoá thạch san hô
*Tác hại: - Một số gây độc, gây ngứa: sứa lửa
- Tạo đá ngầm gây cản trở giao thông đường thuỷ: san hô
Chương III : Các ngành Giun
Câu 7 .Cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
Đáp án
Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh:
- Mắt và lông bơi tiêu giảm
- Các giác bám ,cơ quan tiêu hóa và sinh sản phát triển.
- Di chuyển bằng cách luồn lách trong môi trường kí sinh nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển.
Câu 8 :
Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người
Đáp án
- Vệ sinh cá nhân :
+ Ăn chín uống sôi.
+ Rửa tay bằng xà phòng đúng cách trước khi ăn.
+ Ăn rau sống phải được xử lí kĩ bằng nước muối.
+ Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần.
- Tuyên truyền vận động trồng rau sạch, không phun tưới phân động vật và người , nên ủ các phân khi chưa qua xử lí.
- Nhà vệ sinh, khu chăn nuôi vật nuôi gia cầm phải xa nơi sinh hoạt của con người.
Chương IV : Ngành Thân mềm
Câu 9
Cấu tạo của trai thích ứng với lối tự vệ có hiệu quả như thế nào ?
Đáp án
* Cấu tạo của trai thích ứng với lối tự vệ có hiệu quả :
- Trai tự vệ bằng cách co chân , khép vỏ.
- Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng.
Câu 10 : Vai trò của thân mềm
MÔN SINH HỌC 7
Phần mở đầu
Câu1: Đặc điểm nào của động vật khác với thưc vật?
Đáp án
Động vât khác với thực vật:
- Dị dưỡng.
- Có khả năng di chuyển.
- Có hệ thần kinh và giác quan.
Chương I: Động vật nguyên sinh
Câu2:
Trình bày vòng đời của trùng sốt rét ?
Tại sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi ?
Đáp án
* Vòng đời của trùng sốt rét: Trong tuyến nước bọt của muỗi
-> vào máu người-> chui vào hồng cầu sống và sinh sản,phá huỷ hồng cầu.
* Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì ở đây có môi trường thuận lợi ( nhiều đầm lầy, cây cối rậm rạp) nên có nhiều loài muỗi anophen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.
Câu 3:
Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào ?
Đáp án
- Giống : Cùng ăn hồng cầu, sống kí sinh và gây nguy hiểm.
-Khác: + Trùng sốt rét nhỏ hơn nên chui vào hồng cầu kí sinh ăn hết rồi sinh sản cho nhiều trùng kí sinh mới rồi phá vỡ hồng cầu để ra ngoài . Sau đó lại vào các hồng cầu khác để lập lại quá trình ấy.
+ Trùng kiết lị lớn nên kí sinh ngoài hồng cầu
Chương II : Ngành Ruột Khoang
Câu 4:
Đặc điểm chung của ngành ruột khoang ?
Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng?
Đáp án
a. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
+ Cơ thể có đối xứng toả tròn.
+ Ruột dạng túi .
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
+ Tự vệ và tấn công bằng TB gai.
b. Cành san hô thường dùng để trang trí là bộ khung xương của cơ thể san hô
Câu 5
So sánh sự giống và khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi
Đáp án
Giống nhau đều sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi.
- Khác : + Ở thủy tức chồi con được tách ra khỏi cơ thể mẹ.
+ Ở san hô chồi con không tách khỏi cơ thể mẹ.
Câu 6: Đặc điểm chung, vai trò ruột khoang ?
Đáp án
a/ Đặc điểm chung:cơ thể có đối xứng toả tròn,ruột dạng túi, dinh dưỡng là dị dưỡng,thành cơ thể có 2 lớp tế bào, tự vệ tấn công bằng tế bào gai.
b/ Vai trò:
*Trong tự nhiên: -Tạo vẻ đẹp thiên nhiên, có ý nghĩa sinh thái biển
*Đối với con người:- Làm đồ trang trí, trang sức:san hô đỏ , san hô đen
- Nguồn cung cấp nguyên liệu vôi: san hô
- Làm thực phẩm có giá trị: sứa rô , sứa sen
- Vật chỉ thị các địa tầng nghiên cứu địa chất: hoá thạch san hô
*Tác hại: - Một số gây độc, gây ngứa: sứa lửa
- Tạo đá ngầm gây cản trở giao thông đường thuỷ: san hô
Chương III : Các ngành Giun
Câu 7 .Cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
Đáp án
Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh:
- Mắt và lông bơi tiêu giảm
- Các giác bám ,cơ quan tiêu hóa và sinh sản phát triển.
- Di chuyển bằng cách luồn lách trong môi trường kí sinh nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển.
Câu 8 :
Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người
Đáp án
- Vệ sinh cá nhân :
+ Ăn chín uống sôi.
+ Rửa tay bằng xà phòng đúng cách trước khi ăn.
+ Ăn rau sống phải được xử lí kĩ bằng nước muối.
+ Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần.
- Tuyên truyền vận động trồng rau sạch, không phun tưới phân động vật và người , nên ủ các phân khi chưa qua xử lí.
- Nhà vệ sinh, khu chăn nuôi vật nuôi gia cầm phải xa nơi sinh hoạt của con người.
Chương IV : Ngành Thân mềm
Câu 9
Cấu tạo của trai thích ứng với lối tự vệ có hiệu quả như thế nào ?
Đáp án
* Cấu tạo của trai thích ứng với lối tự vệ có hiệu quả :
- Trai tự vệ bằng cách co chân , khép vỏ.
- Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng.
Câu 10 : Vai trò của thân mềm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyễn giang
Dung lượng: 46,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)