đề cương ôn tập ngữ văn kì 2

Chia sẻ bởi Ngô Mậu Trường | Ngày 11/10/2018 | 63

Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn tập ngữ văn kì 2 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Đề cương Ngữ Văn học kì II
Họ và tên: ……………………..
I. Phần Văn
- Thơ mới lãng mạn:
1. Nhớ Rừng – Thế Lữ
Tác giả: Thế Lữ (1907-1989)
Tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ
Quê ở Bắc Ninh ( Gia Lâm, Hà Nội)
Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới buổi đầu.
Hồn thơ của ông dồi dào, đầy lãng mạn
Ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2003
Các tác phẩm chính: Mấy vần thơ (1935), Vàng và máu (1934), …
Tác phẩm: Nhớ rừng :
Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới
Nội dung- Nghệ thuật:
Nhớ rừng của Thế Lữ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
2. Quê hương - Tế Hanh
Tác giả: Tế Hanh
Tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh năm 1921, quê ở Quãng Ngãi
Ông có mặt trong phong trào thơ mới ở chặng cuối
Những bài thơ của ông mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết
Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Tác phẩm chính: Gửi miền bắc (1955), Tiếng sóng(1960), …
Tác phẩm: Quê hương
Quê hương là nguồn cảm hứng lớn nhất trong suốt cuộc đời của Tế hanh mà bài Quê hương là sự mở đầu. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào(1939), sau được in lại trong tập Hoa niên(1945).
Nội dung- Nghệ thuật
Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên là hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tính cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
Thơ cách mạng
1. Tức cảnh Pác Bó
Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969)
Quê ở Nam Đàn, Nghệ An
Là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới
Ngưởi ra đi tìm đường cứu nước ngày 5-6-1911 tại Bến Nhà Rồng
Người có nhiều tác phẩm: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng (vọng nguyệt), Đi đường (tẩu lộ), Cảnh khuya, ….
Tác phẩm
Hoàn cảnh: tháng 2-1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng nước ngoài, Bác trở về với Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phòng trào cách mạng. Người làm việc ở hang Pác Bó, sát biên giới Việt- Trung, cạnh một con sông (được Người đặt tên là suối Lê-nin)
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Thuần Việt
Bố cục 2 phần:
+ Phần 1( 3 câu đầu): Tả cảnh sinh hoạt của Bác
+ Phần 2 (câu thơ cuối): tâm trạng, cảm xúc của Bác
Nghệ thuật:
Lời thơ giản dị, tự nhiên, pha chút đùa vui hóm hỉnh
Chất thơ tự nhiên, phóng khoáng
Ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu
Sử dụng thuật đối tài tình, hợp lí
Nội dung:
Thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng. Đồng thời cho thấy ở Bác tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống hòa hợp với cuộc đời cách mạng.
2. Khi con tu hú
Tác giả: Tố Hữu (1920-2002)
Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở Phù Lai, nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng từ rấ sớm
Đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền.
Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cạch mạng và cuộc đời thơ.
Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.
Được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)
Các tác phẩm chính: Việt Bắc (1946-1954), Gió lộng (1955-1961)..

Tác phẩm: Khi con tu hú
Thể thơ: Thơ lục bát
Hoàn cảnh: được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi ông mới bị bắt giam ở đây.
Bố cục 2 phần
+ Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh mùa hè được tác giả cảm nhận bằng thính giác (tai)
+ Phần 2 (Khổ 2):
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Mậu Trường
Dung lượng: 185,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)