Đề cương ôn tập Ngữ Văn 9 HKI
Chia sẻ bởi Trịnh Nữ Trà My |
Ngày 12/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập Ngữ Văn 9 HKI thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9- HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014-2015
A/ VĂN HỌC :
I/ Truyện trung đại :
* NỘI DUNG ÔN TẬP :
- Chuyện người con gái Nam Xương
- Truyện Kiều và “ Cảnh ngày xuân”, “Chị em Thúy Kiều”, “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
-> Tóm tắt, nêu tình huống truyện, nắm vững nội dung và nghệ thuật truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương”
-> Nắm được những nét chính về tác giả Nguyễn Du và sự nghiệp văn chương.
-> Hiểu nội dun, ý nghĩa, nghệ thuật , học thuộc lòng các đoạn trích trong “ Truyện Kiều”
Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện trung đại :
Tác phẩm- Tác giả
Thề loại
PTBĐ
Ý nghĩa
Nội dung
Nghệ thuật
Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ
- Truyện truyền kì.
- Tự sự, biểu cảm
Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến.
Khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về nhân vật và cách kể chuyện.
-Sử dụng yếu tố truyền kì, sáng tạo cách kết thúc truyện.
Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)- Ngô gia văn phái
- Thể chí- Tiểu thuyết lịch sử
- Tự sự, miêu tả
Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu ( 1789).
Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ- Quang Trung với chiến công thần tốc đại phá quân Thanh; sự thất bại thảm hại của quân Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân.
-Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
-Khắc họa nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả sinh động, giọng điệu trần thuật.
Truyện Kiều- Nguyễn Du
- Truyện thơ Nôm
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Thời đại, gia đình và cuộc đời của Nguyễn Du.
- Tóm tắt Truyện Kiều.
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
- Truyện thơ Nôm lục bát.
- Ngôn ngữ có chức năng biểu đạt, biểu cảm và thẩm mĩ.
- Nghệ thuật tự sự: dẫn chuyện, xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên…
Chị em Thuý Kiều- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
-Tự sự, miêu tả, biểu cảm (nổi bật là miêu tả)
“Chị em Thúy Kiều” thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng con người của tác giả Nguyễn Du.
- Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều, dự cảm về số phận nhân vật.
-> cảm hứng nhân văn sâu sắc.
Sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ; nghệ thuật đòn bẩy, lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình.
Cảnh ngày xuân- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Tự sự, miêu tả (nổi bật là miêu tả)
“Cảnh ngày xuân” là đoạn trích tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu.
-Diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật, miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều.
Kiều ở lầu Ngưng Bích- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Tự sự, biểu cảm, miêu tả (nổi bật là biểu cảm)
Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
-Lựa chọn ngôn ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
II/ Thơ và truyện hiện đại :
* NỘI DUNG ÔN TẬP THEO CÁC CẤP ĐỘ :
- Nhận biết :
+ Học thuộc các bài thơ, nhận biết tên tác giả, tác phẩm.
+ Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
+ Tóm tắt, nêu được tình huống truyện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Nữ Trà My
Dung lượng: 141,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)