đề cương ôn tập ngữ văn 8

Chia sẻ bởi Mun Điệu Đà | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn tập ngữ văn 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 - HỌC KÌ 1 (2012 - 2013) I. TIẾNG VIỆT: 1.các loại dấu câu Tên dấu và công dụng: 1. Dấu chấm - Dùng để kết thúc câu trần thuật. 2. Dấu chấm hỏi - Dùng để kết thúc câu nghi vấn. 3. Dấu chấm than - Dùng để kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán. 4. Dấu phẩy - Dùng để phân cách các thành phần và các bộ phận của câu 5. Dấu chấm lửng - Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết - Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng. - Làm giãn nhịp điệu câu văn, hài hước, dí dỏm 6. Dấu chấm phẩy - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. 7. Dấu gạch ngang - Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu. - Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. - Biểu thị sự liệt kê. - Nối các từ nằm trong một liên danh. 8. Dấu ngoặc đơn Dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích. 9. Dấu hai chấm - Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. -Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại 10. Dấu ngoặc kép - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn, dẫn trực tiếp. - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai. - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí, tập san……dẫn trong câu văn. 2. Từ vựng:  a,Cấp độ khái quát nghĩa của từ b, Trường từ vựng : Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa .  VD : tàu , xe, thuyền , máy bay cùng trường tư vựng về phương tiện giao thông  c, Từ tượng hình , từ tượng thanh  - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động , trạng thái của sự vật ( VD: lom khom, phấp phới) - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người (VD: ríu rít, ào ào) d, Từ địa phương và biệt ngữ xã hội: - Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định (VD : bắp, trái, vô …) - Biệt ngữ xh là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội ( VD: tầng lớp học sinh: ngỗng (điểm 0), gậy (điểm 1) …) e, Nói quá : Là biện phát tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật , hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm (VD : Nhanh như cắt ) g, Nói giảm nói tránh : Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn , ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự VD : Chị ấy không còn trẻ lắm.  3.Ngữ pháp  a,Trợ từ , Thán từ :  - Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu . VD: Có, những, chính, đích, ngay VD : Lan sáng tác những ba bài thơ.  - Thán từ là những từ dùng làm dấu hiệu bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Có 2 loại thán từ: thán từ bộc lộ cảm xúc (than ôi, ôi, ơ, ái, a, trời ơi, ô hay…) và thán từ gọi đáp (vâng, dạ, ừ, này..) VD : Ô hay , tôi tưởng anh cũng biết rồi ! b, Tính thái từ : Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn , câu cầu khiến , câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói . - Tình thái từ nghi vấn ( VD:Anh đọc xong cuốn sách này rồi ạ?) - Tình thái từ cầu khiến (VD: Chớ vội!)  - Tình thái từ cảm thán (VD: Tội nghiệp thay con bé!)  - Tình thái từ biểu thị tình cảm cảm xúc ( VD:Con nghe thấy rồi a !) c, Câu ghép : Câu ghép là câu có từ 2 cụm C-V trở lên va chúng không bao chứa nhau. Mỗi vế câu ghép có cấu tạo là một cụm C-V
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mun Điệu Đà
Dung lượng: 27,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)