Đề cương ôn tập Lý9
Chia sẻ bởi Lê Văn Hùng |
Ngày 14/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập Lý9 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 9 HKI NH 2012 - 2013
I/Lý thuyết:
Câu1/Điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì? Điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng gì? Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở.Vận dụng giải BT: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 3A khi hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn là 30V.
a. Tính điện trở của dây dẫn.
b. Đặt vào hai đầu dây một hiệu điện thế là 20V. Tính cường độ dòng điện qua dây dẫn?
Câu 2/ Điện trở tương đương là gi? Viết các công thức của đoạn mạch nối tiếp và song song Vận dụng giải BT:
BT1/ Hai điện trở R1 = 50(; R2 = 100( được mắc nối tiếp vào hai đầu một đoạn mạch, cường độ dòng điện qua mạch là 0,16A.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện.
b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở và hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
BT2:1. Một đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 9(; R2 = 6( mắc song song với nhau, đặt ở hiệu điện thế U = 7,2V
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch?
b) Tính cường độ dòng điện trong mỗi đoạn mạch rẽ và cường độ dòng điện trong mạch chính?
2. Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ (hình 1.1), vôn kế chỉ 36V, ampekế chỉ 3A, R1=30(.
a) Tìm số chỉ của các ampekế A1 và A2.
b) Tính điện trở R2
Câu 3/Nêu mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài dây dẫn.(= )Vận dụng giải BT: 1/ Tại sao những gia đình có đường điện ở xa trạm biến áp (thường gọi là cuối nguồn điện) thì điện thường yếu hơn nhiều so với những gia đình ở gần trạm biến áp (đầu nguồn điện) ?
2/. Hai đoạn dây có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu, có chiều dài l1; l2. Lần lượt đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu của mỗi đoạn dây này thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ tương ứng là I1 và I2, biết I1 = 0,25I2. Hỏi dây l1 dài gấp bao nhiêu lần dây l2?
Câu 4/Nêu mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn.( ) . Vận dụng giải BT: Hai gia đình dùng dây đồng để mắc các đường điện sinh hoạt trong nhà. Gia đình thứ nhất dùng dây dẫn có đường kính 0,004 m; gia đình thứ hai dùng dây dẫn có đường kính 0,002 m. Giả sử công suất sử dụng điện hàng năm và tổng chiều dài của đường dây điện trong hai gia đình là như nhau, hãy cho biết hàng năm gia đình nào sẽ phải trả nhiều tiền điện hơn? Tại sao?
Câu 5/Nêu mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với vật liệu làm dây dẫn.Viết công thức nêu lên mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.Vận dụng giải BT: Hai gia đình mắc đường dây dẫn điện sinh hoạt trong nhà. Gia đình thứ nhất dùng dây dẫn bằng đồng, có đường kính 0,004 m, có tổng chiều dài 200 m; gia đình thứ hai dùng dây dẫn bằng nhôm, có đường kính 0,002 m, có tổng chiều dài 300 m. Tính điện trở của dây dẫn trong hai gia đình trên. Theo em, nên mắc hệ thống điện trong gia đình bằng dây dẫn đồng hay nhôm? Vì sao?
Câu 6/ Nêu ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên dụng cụ điện.Viết công thức tính công suất điện.Nêu một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. Chỉ ra sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là điện, nam châm điện, động cơ điện hoạt động.Viết công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.Tính số tiền điện phải trả?
Câu 7/ Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun – Len-xơ.Giải thích và nêu các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện.Nêu tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì.Giải thích và nêu cách thực hiện việc sử dụng tiết kiệm điện năng.
Câu 8/Mô tả hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. Nêu sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. Mô tả cấu tạo và hoạt động của la bàn. Mô tả thí nghiệm của Ơ-xtét để phát hiện dòng điện có tác dụng từ.Nêu cách để phát hiện sự tồn tại của từ trường.
I/Lý thuyết:
Câu1/Điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì? Điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng gì? Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở.Vận dụng giải BT: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 3A khi hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn là 30V.
a. Tính điện trở của dây dẫn.
b. Đặt vào hai đầu dây một hiệu điện thế là 20V. Tính cường độ dòng điện qua dây dẫn?
Câu 2/ Điện trở tương đương là gi? Viết các công thức của đoạn mạch nối tiếp và song song Vận dụng giải BT:
BT1/ Hai điện trở R1 = 50(; R2 = 100( được mắc nối tiếp vào hai đầu một đoạn mạch, cường độ dòng điện qua mạch là 0,16A.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện.
b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở và hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
BT2:1. Một đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 9(; R2 = 6( mắc song song với nhau, đặt ở hiệu điện thế U = 7,2V
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch?
b) Tính cường độ dòng điện trong mỗi đoạn mạch rẽ và cường độ dòng điện trong mạch chính?
2. Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ (hình 1.1), vôn kế chỉ 36V, ampekế chỉ 3A, R1=30(.
a) Tìm số chỉ của các ampekế A1 và A2.
b) Tính điện trở R2
Câu 3/Nêu mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài dây dẫn.(= )Vận dụng giải BT: 1/ Tại sao những gia đình có đường điện ở xa trạm biến áp (thường gọi là cuối nguồn điện) thì điện thường yếu hơn nhiều so với những gia đình ở gần trạm biến áp (đầu nguồn điện) ?
2/. Hai đoạn dây có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu, có chiều dài l1; l2. Lần lượt đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu của mỗi đoạn dây này thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ tương ứng là I1 và I2, biết I1 = 0,25I2. Hỏi dây l1 dài gấp bao nhiêu lần dây l2?
Câu 4/Nêu mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn.( ) . Vận dụng giải BT: Hai gia đình dùng dây đồng để mắc các đường điện sinh hoạt trong nhà. Gia đình thứ nhất dùng dây dẫn có đường kính 0,004 m; gia đình thứ hai dùng dây dẫn có đường kính 0,002 m. Giả sử công suất sử dụng điện hàng năm và tổng chiều dài của đường dây điện trong hai gia đình là như nhau, hãy cho biết hàng năm gia đình nào sẽ phải trả nhiều tiền điện hơn? Tại sao?
Câu 5/Nêu mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với vật liệu làm dây dẫn.Viết công thức nêu lên mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.Vận dụng giải BT: Hai gia đình mắc đường dây dẫn điện sinh hoạt trong nhà. Gia đình thứ nhất dùng dây dẫn bằng đồng, có đường kính 0,004 m, có tổng chiều dài 200 m; gia đình thứ hai dùng dây dẫn bằng nhôm, có đường kính 0,002 m, có tổng chiều dài 300 m. Tính điện trở của dây dẫn trong hai gia đình trên. Theo em, nên mắc hệ thống điện trong gia đình bằng dây dẫn đồng hay nhôm? Vì sao?
Câu 6/ Nêu ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên dụng cụ điện.Viết công thức tính công suất điện.Nêu một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. Chỉ ra sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là điện, nam châm điện, động cơ điện hoạt động.Viết công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.Tính số tiền điện phải trả?
Câu 7/ Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun – Len-xơ.Giải thích và nêu các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện.Nêu tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì.Giải thích và nêu cách thực hiện việc sử dụng tiết kiệm điện năng.
Câu 8/Mô tả hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. Nêu sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. Mô tả cấu tạo và hoạt động của la bàn. Mô tả thí nghiệm của Ơ-xtét để phát hiện dòng điện có tác dụng từ.Nêu cách để phát hiện sự tồn tại của từ trường.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Văn Hùng
Dung lượng: 49,50KB|
Lượt tài: 7
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)