Đề cương ôn tập li 8 học kì 2( Rất hay)
Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Trị |
Ngày 14/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập li 8 học kì 2( Rất hay) thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP học kỳ 2 - Vật lý 8
A. Lý thuyết
Công suất là gì? Công thức tính công suất? Đơn vị.
Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi được xác định như thế nào?
Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào?
Động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào?
Cơ năng của 1 vật là gì? Một vật vừa có thế năng vừa có động năng thì cơ năng được xác định như thế nào?
Phát biểu kết luận về sự chuyển hoá giữa thế năng và động năng?
Trình bày nội dung bảo toàn cơ năng. Lưu ý khi có ma sát không bảo toàn cơ năng.
Các chất được cấu tạo như thế nào?
Phát biểu kết luận về sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.Mối quan hệ giữa chuyển động phân tử và nhiệt độ?
Nhiệt năng của vật là gì? Đơn vị? Có những cách nào làm thay đổi nhiệt năng của vật? Dạng năng lượng mà vật nào cũng có là gì?
Có mấy hình thức truyền nhiệt? Dẫn nhiệt là gì? Phát biểu các kết luận về tính dẫn nhiệt của các chất. So sánh tính dẫn nhiệt của các chất rắn (đồng, thép, thuỷ tinh)? (Xem thêm bảng 22.1 bài 22)
Đối lưu là gì? Bức xạ nhiệt là gì? Nêu khả năng hấp thụ nhiệt tốt của vật phụ thuộc vaò những yếu tố nào.
Đun nóng chất khí, lỏng phải đun từ phía nào? Vì sao?
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí là gì?
Nhiệt dung riêng của một chất cho biết điều gì?
Trình bày nội dung nguyên lí truyền nhiệt?
Tại sao nói bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng ?nhiệt năng của một vật là gì? Nhiệt lượng là gì? Đơn vị của nhiệt lượng?
Tại sao các thùng chứa xăng dầu thường sơn những màu nhũ trắng bạc?
Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt, viết phương trình cân bằng nhiệt?
Có người nói nhiệt lượng là một dạng năng lượng riêng vì nó có đơn vị là jun. Hãy chứng tỏ lập luận trên là không đúng?
Một chiếc thià bằng nhôm và một chiếc thìa băng đồng cùng nhúng vào một cốc nước nóng. Nhiệt độ cuối cùng của chúng gó bằng nhau không
Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào và nhiệt lượng vật tỏa ra, giải thích tên và đơn vị các đại lượng trong công thức
Nói nhiệt dung riêng của nhôm c = 880 j/kg.k có ý nghĩa gì?
vì sao các đèn dầu xung quanh và ở dưới các tiêm đèn đều phải gó khe hở? nếu bịt kín các khe hở này đèn dầu sẽ không cháy được?
Nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào ? Viết phương trình cân bằng nhiệt và công thức tính nhiệt lượng vật toả ra ?
Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì ? Nêu đơn vị tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu ? Viết công thức tính nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy và chú thích các đại lượng có mặt trong công thức .
Phát biểu nội dung của định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng ?
Động cơ nhiệt là gì ? Viết công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt . Tại sao nói hiệu suất luôn luôn nhỏ hơn 1 ?
II. Bài tập :
A. Trắc nghiêm.
1. Trong công thức tính nhiệt lượng Q = m.c.(t2 – t1)
A. t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
B. Nếu t2 > t1 thì Q > 0, vật nhận nhiệt lượng và sẽ nóng lên.
C. Nếu t2 < t1 thì Q < 0, vật mất nhiệt lượng và sẽ nguội lên.
D. Cả a, b, c đều đúng.
2. Có 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, đựng nước có khối lượng m1 và m2 (m1 < m2) được cung cấp 1 nhiệt lượng sao cho nước trong hai cốc có nhiệt độ bằng nhau. So sánh nhiệt lượng thu vào của hai cốc nước được:
A. Q1 = Q2 B. Q1 < Q2 C. Q1 > Q2
3. Chọn câu sai: Khi 2 vật tiếp xúc với nhau mà có nhiệt độ khác nhau thì :
A. Nhiệt lượng truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
B. Sự truyền nhiệt diễn ra không ngừng.
C. Sự truyền nhiệt này xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Trị
Dung lượng: 891,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)