Đề cương ôn tập lí 7 - KI
Chia sẻ bởi Bùi xuân hạnh |
Ngày 17/10/2018 |
280
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập lí 7 - KI thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
đề cương ôn tập vật lí 7 – Kì i
GV: Bùi Xuân Hạnh
Câu 1: Vì sao ở trong phòng đóng kín cửa không bật đèn ta không nhìn thấy tờ giấy trắng đặt trên bàn.
Trả lời: Vì tờ giấy không phải là nguồn sáng nên không tự phát ra ánh sáng, ta chỉ nhìn thấy tờ giấy khi có ánh sáng chiếu vào nó rồi hắt lại mắt ta. Nhưng trong phòng kín không có ánh sáng chiếu vào tờ giấy nên ta không nhìn thấy tờ giấy đó.
Câu 2: Ta dùng một gương phẳng để hứng ánh sáng mặt trời rồi chiếu vào trong phòng làm phòng sáng lên, gương phẳng đó có phải là nguồn sáng hay không?
TL: Gương phẳng đó không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà nó chỉ hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Câu 3: Ta đã biết vật màu đen không phát ra ánh sáng mà cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa màu đen, chiếc bảng màu đen, ... Hãy giải thích vì sao?
TL: Vì ta nhìn thấy các vật sáng ở xung quanh vật màu đen đó do đó phân biệt được vật màu đen với các vật xung quanh nó.
Câu 4: Một người thợ mộc thỉnh thoảng lại cầm thanh gỗ lên ngắm một lúc, việc làm đó của người thợ mộc nhằm mục đích gì? Dựa vào kiến thức nào để làm việc đó?
TL: Người thợ mộc ngắm xem thanh gỗ đã thẳng chưa. Ta dựa vào định luật truyền thẳng ánh sáng. Nếu ta nhìn thấy từ đầu đến cuối cạnh của thanh gỗ thì lúc đó thanh gỗ đã thẳng.
Câu 5: Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm âm lịch (ngày 15 âm lịch).
TL: Vì đêm rằm âm lịch thì Mặt Trời, Trái đất, Mặt Trăng mới có khả năng nằm trên cùng một đường thẳng, lúc đó trái đất mới có khả năng cản ánh sáng của mặt trời không cho chiếu tới mặt trăng.
Câu 6: Vì sao người lái xe ô tô không dùng gương phẳng và gương cầu lõm để quan sát phía sau mà lại dùng gương cầu lồi.
TL: Dùng gương phẳng thì ảnh bằng vật và vùng nhìn thấy rất hẹp. Dùng gương cầu lõm thì ảnh lớn hơn vật nên chỉ nhìn thấy một phần vật cần quan sát. Dùng gương cầu lồi ảnh nhỏ hơn vật nên quan sát được hết vật và vùng nhìn thấy của gương lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương lõm và gương phẳng. Vì vậy người lái xe chọn gương cầu lồi.
Câu 7: Hãy dùng lập luận để chứng tỏ rằng ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lồi.
TL: Gọi ảnh của vật tạo bời gương phẳng là AB, ảnh tạo bởi gương cầu lồi là A1B1, của gương lõm là A2B2.
Ta có ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng: A1B1< AB (1)
Lại có ảnh ảo của vật tạo
GV: Bùi Xuân Hạnh
Câu 1: Vì sao ở trong phòng đóng kín cửa không bật đèn ta không nhìn thấy tờ giấy trắng đặt trên bàn.
Trả lời: Vì tờ giấy không phải là nguồn sáng nên không tự phát ra ánh sáng, ta chỉ nhìn thấy tờ giấy khi có ánh sáng chiếu vào nó rồi hắt lại mắt ta. Nhưng trong phòng kín không có ánh sáng chiếu vào tờ giấy nên ta không nhìn thấy tờ giấy đó.
Câu 2: Ta dùng một gương phẳng để hứng ánh sáng mặt trời rồi chiếu vào trong phòng làm phòng sáng lên, gương phẳng đó có phải là nguồn sáng hay không?
TL: Gương phẳng đó không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà nó chỉ hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Câu 3: Ta đã biết vật màu đen không phát ra ánh sáng mà cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa màu đen, chiếc bảng màu đen, ... Hãy giải thích vì sao?
TL: Vì ta nhìn thấy các vật sáng ở xung quanh vật màu đen đó do đó phân biệt được vật màu đen với các vật xung quanh nó.
Câu 4: Một người thợ mộc thỉnh thoảng lại cầm thanh gỗ lên ngắm một lúc, việc làm đó của người thợ mộc nhằm mục đích gì? Dựa vào kiến thức nào để làm việc đó?
TL: Người thợ mộc ngắm xem thanh gỗ đã thẳng chưa. Ta dựa vào định luật truyền thẳng ánh sáng. Nếu ta nhìn thấy từ đầu đến cuối cạnh của thanh gỗ thì lúc đó thanh gỗ đã thẳng.
Câu 5: Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm âm lịch (ngày 15 âm lịch).
TL: Vì đêm rằm âm lịch thì Mặt Trời, Trái đất, Mặt Trăng mới có khả năng nằm trên cùng một đường thẳng, lúc đó trái đất mới có khả năng cản ánh sáng của mặt trời không cho chiếu tới mặt trăng.
Câu 6: Vì sao người lái xe ô tô không dùng gương phẳng và gương cầu lõm để quan sát phía sau mà lại dùng gương cầu lồi.
TL: Dùng gương phẳng thì ảnh bằng vật và vùng nhìn thấy rất hẹp. Dùng gương cầu lõm thì ảnh lớn hơn vật nên chỉ nhìn thấy một phần vật cần quan sát. Dùng gương cầu lồi ảnh nhỏ hơn vật nên quan sát được hết vật và vùng nhìn thấy của gương lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương lõm và gương phẳng. Vì vậy người lái xe chọn gương cầu lồi.
Câu 7: Hãy dùng lập luận để chứng tỏ rằng ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lồi.
TL: Gọi ảnh của vật tạo bời gương phẳng là AB, ảnh tạo bởi gương cầu lồi là A1B1, của gương lõm là A2B2.
Ta có ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng: A1B1< AB (1)
Lại có ảnh ảo của vật tạo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi xuân hạnh
Dung lượng: 316,50KB|
Lượt tài: 22
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)