Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ I môn văn 8

Chia sẻ bởi Pan da | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ I môn văn 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN HKI
A. PHẦN TIẾNG VIỆT
I.Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
1.Từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp:
- Nghĩa của từ có mức độ rộng hẹp khác nhau. Từ có nghĩa rộng mang tính khái quát cao. Từ có nghĩa rộng chỉ một phạm vi, một lĩnh vực rộng trong thực tế khách quan. Nghĩa của từ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.
Ví dụ: - Nghĩa của từ cá rộng hơn từ cá chép, cá rô, cá chim …
- Từ có nghĩa hẹp là từ mà nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác. Ví dụ: Các từ đỏ, xanh, lam, chàm, tím… có nghĩa hẹp so với từ màu vì nghĩa của nó được bao hàm trong nghĩa của từ màu.
- Tính khái quát trong nghĩa của từ có những cấp độ khác nhau. Một từ có mức độ rộng hơn về nghĩa so với từ này nhưng nhưng lại có nghĩa hẹp so với từ khác.
Ví dụ:
màu
đỏ



vàng



trắng



đen



xanh
xanh lơ



xanh lè



xanh biếc



xanh nhạt



…..


II. Trường từ vựng:
1.Khái niệm: Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa
Ví dụ:
- gương mặt, nước da, gò má, cánh tay, đùi... đều có nét nghĩa chung là chỉ bộ phận cơ thể con người.
- soong, nồi, chảo ... dụng cụ nấu nướng
- một, hai, ba, trăm. ngàn, triệu... trường số
2: Lưu ý:
a/ Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
* Các từ trong các trường thuộc trường “mắt”:
- Bộ phận của mắt : lòng đen, lòng trắng, con ngươi,. lông mày, lông mi,
- Đặc điểm của mắt : đờ đẫn, sắc,. lờ đờ tinh anh, toét, mù, lòa,
- Cảm giác của mắt : chói, quáng, hoa cộm,
- Bệnh về mắt : quáng gà, thong manh, cận thị ,viễn thị
- Hoạt động của mắt : nhìn trông, thâý, liếc , nhòm.
b/ Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại
Từ loại :
- các danh từ như: con ngươi, lông mày,
- các động từ như: nhìn trông, v.v...,
- các tính từ như: lờ đờ ,``toét, v.v..
c/ Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau
- Ngọt, cay , đắng, chát, thơm (trường mùi vị)
- Ngọt, the thé, êm dịu, chối tai (trường âm thanh)
- (rét) ngọt, ẩm, giá (trường thời tiết)
c/ Trong văn thơ cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ (phép nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, v.v.. )
Mừng, cậu thuộc trường từ vựng “người” , chuyển sang trường từ vựng “thú vật” nhằm mục đích nhân hóa
Các ví dụ:
+ lưới, nơm câu, vó : dụng cụ đánh bắt thuỷ sản
+ tủ, rương , hòm, va-li, chai, lọ : dụng cụ để đựng.
+ đá, đạp giấm, xéo : hoạt động của chân
+ buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi: trạng thái tâm lí.
+ hiền lành, độc ác, cởi mở: tính cách.
+ bút máy, bút bi,phấn, bút chì: dụng cụ để viết.
+ mũi, miệng thơm , điếc, thính.. : khứu giác.
+ tai, nghe , điếc, rõ, thính… : thính giác

III.Từ tượng hình, từ tượng thanh:
1. Khái niệm:
-Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ , trạng thái của sự vật.
Ví dụ: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, sòng sọc ….
-Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người
Ví dụ: hu hu, ha ha, hô hố, chan chát, cồm cộp ….
2. Công dụng:
- Từ tượng hình, tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được sử dụng trong văn miêu tả, tự sự.

IV. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
1. Khái niệm:
a.Từ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Pan da
Dung lượng: 194,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)