ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hùng |
Ngày 16/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 9 thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 9
PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
NỘI DUNG 1. CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LÀN THỨ HAI CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM
A. Khái quát kiến thức
I. Chương trình khai thác của Pháp.
1. Nguyên nhân Pháp tiến hành khai thác ở Việt Nam ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
2. Chính sách khai thác.
* Nông nghiệp:
Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su làm cho diện tích trồng cây cao su tăng lên nhanh chóng.
* Công nghiệp: Pháp chú trọng vào khai mỏ, tăng vốn đầu tư mở các nhà máy xí nghiệp vì vậy nhiều công ty mới ra đời.
* Về thương nghiệp: Pháp độc quyền thị trường việt nam, đánh thuế nặng những hàng hóa của các nước khác nhập vào VN.
* Giao thông vận tải: Đầu tư phát triển thêm một số tuyến đường, đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn.
* Tài chính: Pháp lập ngân hàng Đông Dương để chỉ huy các ngành kinh tế.
II. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục.
* Chính trị: “Chia để trị”, thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố…
* Về văn hóa giáo dục: Pháp khuyến khích các tệ nạn xã hội, hạn chế mở các trường học.
III. Xã hội Việt Nam phân hóa
Do tác động của chương trình khai thác thuộc địa, xã hội việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. Biểu hiện của sự phân hóa này là xã hội có nhiều giai cấp với đời sống và thái độ chính trị khác nhau:
* Địa chủ phong kiến: phân hóa thành hai bộ phận
- Đa số làm tay sai cho Pháp, ra sức bóc lột nhân dân
- Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ do bị chèn ép nên có tinh thần yêu nước
* Giai cấp tư sản: phân hóa thành hai bộ phận
- Tư sản mại bản: quyền lợi gắn liền với Pháp nên ủng hộ Pháp
- Tư sản dân tộc: bị Pháp chèn ép nên có tinh thần yêu nước, chống Pháp nhưng thái độ không kiên định.
* Giai cấp Tiểu tư sản: bị Pháp khinh rẻ, bạc đãi lại thường xuyên tiếp xúc với những luồng văn hóa mới nên có ý thức đấu tranh đòi tự do, dân chủ nhưng thái độ cũng không kiên định.
* Giai cấp nông dân: bị hai tầng áp bức nên dời sống vô cùng khó khăn, nông dân vô cùng căm ghét thực dân Pháp sẵn sàng đấu tranh khi được lãnh đạo. Đây là lực lượng đông chính của cuộc cách mạng.
* Giai cấp công nhân: bị ba tầng ấp bức, đời sống của công nhân cũng vô cùng khổ cực. Họ sẵn sàng đấu tranh, đây vừa là lực lượng vừa là giai cấp có khả năng lãnh đạo cách mạng.
B. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP.
1. Giải thích vì sao cuộc khai thác lại diễn ra trong thời gian gấp với quy mô lớn.
+ Do sau khi xâm lược, thực dân phương Tây chia hệ thống thuộc địa làm 2 loại: Thuộc địa di dân: Tương đồng với chính quốc: Bắc Phi và thuộc địa bóc lột: Đông Dương.
+ Thời gian bóc lột có hạn ( Vì sớm muộn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cũng phát triển)
2. So với cuộc khai thác lần thứ nhất (1897 – 1914), chương trình khai thác lần thứ hai có gì khác về quy mô tính chất và mục đích?
- Về quy mô: mở rộng hơn ( ở lần thứ nhất, Pháp chỉ tập trung vào nông nghiệp và khai thác mỏ)
- Về tính chất: bỏ vốn đầu tư
- Mục đích: không nhằm phát triển nền kinh tế việt nam mà để bóc lột được nhiều hơn ( lần thứ nhất chỉ là để vơ vét)
3. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt nam tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam?
( Dựa vào phần III để trả lời). Cuối bài phải khái quát được: trong xã hội đã xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản:
- Dân tộc Việt Nam >< Đế quốc xâm lược
- Nông dân >< Địa chủ phong kiến
4. Phân tích âm mưu thâm độc của Pháp trong chính sách “chia để trị”:
- Pháp chia Việt nam thành 3 kí với ba chế độ chính trị khác nhau:
+ Nam Kì: thuộc địa: Pháp cai quả trực tiếp
+ Trung Kì: bảo hộ và tự trị ( duy trì chế độ phong kiến): Pháp để chính quyền phong kiến cai trị nhưng phải phụ thuộc vào Pháp
+ Bắc kì: xứ bảo hộ, người Việt cai trị.
PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
NỘI DUNG 1. CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LÀN THỨ HAI CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM
A. Khái quát kiến thức
I. Chương trình khai thác của Pháp.
1. Nguyên nhân Pháp tiến hành khai thác ở Việt Nam ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
2. Chính sách khai thác.
* Nông nghiệp:
Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su làm cho diện tích trồng cây cao su tăng lên nhanh chóng.
* Công nghiệp: Pháp chú trọng vào khai mỏ, tăng vốn đầu tư mở các nhà máy xí nghiệp vì vậy nhiều công ty mới ra đời.
* Về thương nghiệp: Pháp độc quyền thị trường việt nam, đánh thuế nặng những hàng hóa của các nước khác nhập vào VN.
* Giao thông vận tải: Đầu tư phát triển thêm một số tuyến đường, đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn.
* Tài chính: Pháp lập ngân hàng Đông Dương để chỉ huy các ngành kinh tế.
II. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục.
* Chính trị: “Chia để trị”, thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố…
* Về văn hóa giáo dục: Pháp khuyến khích các tệ nạn xã hội, hạn chế mở các trường học.
III. Xã hội Việt Nam phân hóa
Do tác động của chương trình khai thác thuộc địa, xã hội việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. Biểu hiện của sự phân hóa này là xã hội có nhiều giai cấp với đời sống và thái độ chính trị khác nhau:
* Địa chủ phong kiến: phân hóa thành hai bộ phận
- Đa số làm tay sai cho Pháp, ra sức bóc lột nhân dân
- Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ do bị chèn ép nên có tinh thần yêu nước
* Giai cấp tư sản: phân hóa thành hai bộ phận
- Tư sản mại bản: quyền lợi gắn liền với Pháp nên ủng hộ Pháp
- Tư sản dân tộc: bị Pháp chèn ép nên có tinh thần yêu nước, chống Pháp nhưng thái độ không kiên định.
* Giai cấp Tiểu tư sản: bị Pháp khinh rẻ, bạc đãi lại thường xuyên tiếp xúc với những luồng văn hóa mới nên có ý thức đấu tranh đòi tự do, dân chủ nhưng thái độ cũng không kiên định.
* Giai cấp nông dân: bị hai tầng áp bức nên dời sống vô cùng khó khăn, nông dân vô cùng căm ghét thực dân Pháp sẵn sàng đấu tranh khi được lãnh đạo. Đây là lực lượng đông chính của cuộc cách mạng.
* Giai cấp công nhân: bị ba tầng ấp bức, đời sống của công nhân cũng vô cùng khổ cực. Họ sẵn sàng đấu tranh, đây vừa là lực lượng vừa là giai cấp có khả năng lãnh đạo cách mạng.
B. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP.
1. Giải thích vì sao cuộc khai thác lại diễn ra trong thời gian gấp với quy mô lớn.
+ Do sau khi xâm lược, thực dân phương Tây chia hệ thống thuộc địa làm 2 loại: Thuộc địa di dân: Tương đồng với chính quốc: Bắc Phi và thuộc địa bóc lột: Đông Dương.
+ Thời gian bóc lột có hạn ( Vì sớm muộn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cũng phát triển)
2. So với cuộc khai thác lần thứ nhất (1897 – 1914), chương trình khai thác lần thứ hai có gì khác về quy mô tính chất và mục đích?
- Về quy mô: mở rộng hơn ( ở lần thứ nhất, Pháp chỉ tập trung vào nông nghiệp và khai thác mỏ)
- Về tính chất: bỏ vốn đầu tư
- Mục đích: không nhằm phát triển nền kinh tế việt nam mà để bóc lột được nhiều hơn ( lần thứ nhất chỉ là để vơ vét)
3. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt nam tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam?
( Dựa vào phần III để trả lời). Cuối bài phải khái quát được: trong xã hội đã xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản:
- Dân tộc Việt Nam >< Đế quốc xâm lược
- Nông dân >< Địa chủ phong kiến
4. Phân tích âm mưu thâm độc của Pháp trong chính sách “chia để trị”:
- Pháp chia Việt nam thành 3 kí với ba chế độ chính trị khác nhau:
+ Nam Kì: thuộc địa: Pháp cai quả trực tiếp
+ Trung Kì: bảo hộ và tự trị ( duy trì chế độ phong kiến): Pháp để chính quyền phong kiến cai trị nhưng phải phụ thuộc vào Pháp
+ Bắc kì: xứ bảo hộ, người Việt cai trị.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hùng
Dung lượng: 107,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)