DỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 - VẬT LÝ 9

Chia sẻ bởi Hoàng Ngọc Vĩnh | Ngày 14/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: DỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 - VẬT LÝ 9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP VẬT LÝ LỚP 9 - HỌC KỲ 2
A – Lý thuyết cơ bản n1 là số vòng dây của cuộn sơ cấp
I – Máy biến thế: n2 là số vòng dây cuộn thứ cấp
1 – Công thức máy biến thế:  Trong đó U1 là HĐT đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp
U2 l à HĐT đặt vào 2 đầu cuộn thứ cấp
2 – Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế: Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì từ trường do dòng điện xoay chiều tạo ra ở cuộn dây này đổi chiều liên tục theo thời gian, nhờ lõi sắt non mà từ trường biến đổi này khi xuyên qua tiết diện thẳng của cuộn dây thứ cấp sẽ tạo ra một hiệu điện thế xoay chiều ở 2 đầu cuộn dây thứ cấp này. Chính vì lý do này mà máy biến thế chỉ hoạt động được với dòng điện xoay chiều, dòng điện một chiều khi chạy qua cuộn dây sơ cấp sẽ không tạo ra được từ trường biến đổi.
3- Ứng dụng của máy biến thế: Máy biến thế có thể thay đổi điện áp ( HĐT) một cách tuỳ ý, chính vì vậy mà máy biến thế được sử dụng vô cùng rộng rãi trong đời sống và trong khoa học kĩ thuật. Đáng kể nhất là sử dụng máy biến thế trong truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn, trong trường hợp này máy biến thế làm giảm đến mức rất thấp sự hao phí điện năng.
II - Truyền tải điện năng đi xa:
1 – Công suất hao phí khi truyền tải điện là công suất hao phí do toả nhiệt trên dd
=  trong đó ( là công suất điện cần truyền tải ( W )
R là điện trở của đường dây tải điện ( ( )
U là HĐT giữa hai đầu đường dây tải điện
2 - Giảm hao phí điện năng khi truyền tải :
Dựa vào công thức trên, nếu muốn giảm hao phí điện năng khi ta cần truyền tải một công suất điện ( không đổi thì sẽ có các cách sau :
a) Giảm điện trở của dây tải điện, điều này đồng nghĩa với việc chế tạo dây dẫn có tiết diện lớn ( R tỉ lệ nghịch với S ) ( Tốn rất nhiều vật liệu làm dây dẫn và dây dẫn khi đó có khối lượng rất lớn ( Trụ đỡ dây dẫn sẽ tăng lên cả về số lượng lẫn mức độ kiên cố. Nói chung, phương án này không được áp dụng.
b) Tăng hiệu điện thế U giữa hai đầu đường dây tải điện, điều này thật đơn giản vì đã có máy biến thế. Hơn nữa, khi tăng U thêm n lần ta sẽ giảm được công suất hao phí đi n2 lần.
c) Trong thực tế, người ta tính toán để kết hợp một cách phù hợp cả hai phương án trên.
III - Sự khúc xạ ánh sáng: N
1 – Định luật khúc xạ ánh sáng: S
a) Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp
tuyến tại điểm tới, tia khúc xạ nằm ở bên kia mặt phân cách giữa I
2 môi trường
b) Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng và ngược lại
2 - Một số lưu ý cần có: N’ K
+ Khi tia sáng đi từ không khí vào nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
+ Khi tia sáng đi từ nước qua môi trường không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Khi góc tới > 480 30’ thì không có tia khúc xạ từ nước vào không khí và khi đó xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
+ Trong cả hai trường hợp, nếu góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00. Tia sáng đi qua 2 môi trường mà không bị đổi hướng.
3 - Ảnh của một vật trong hịên tượng khúc xạ:
a) Nhìn một vật trong nước từ không khí:









Ta thấy vị trí của ảnh được đưa lên gần mặt phân cách hơn. Điều này rất cần lưu ý vì khi quan sát đáy của một hồ nước trong bằng mắt ta sẽ thấy hồ rất nông.
b) Nhìn một vật ngoài không khí từ trong nước:










4 – Phân biệt hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng
a) Giống nhau
+ Đường truyền của tia sáng đều bị gãy khúc khi gặp mặt phân cách giữa 2 môi trường.
+ Tia khúc xạ và tia phản xạ đều cùng nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
+ Tia khúc xạ và tia phản xạ đều cùng nằm bên kia đường pháp tuyến tại điểm tới so với tia tới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Ngọc Vĩnh
Dung lượng: 397,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)