ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 - MÔN SỬ : 6, 8, 9 VÀ VĂN 6 - MẪU

Chia sẻ bởi Nguyễn Nhật Minh | Ngày 16/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 - MÔN SỬ : 6, 8, 9 VÀ VĂN 6 - MẪU thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 - HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2011-2012

I. Câu hỏi ôn tập.
Nước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến TK I có gì thay đổi?
Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu gì?
Nhà Hán đưa người Hán sang Châu Giao nhằm mục đích gì?
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Diễn biến cuộc khởi nghĩa
Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại độc lập?
Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi?
Vì sao nhà Hán lại độc quyền về sắt?
Những chi tiết nào chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển?
Sự chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỷ I-VI
Theo em việc chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm mục đích gì?
Em hiểu Bà Triệu là người như thế nào? Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
Nhà Lương siết chặt ách đô hộ nước ta như thế nào?
Diễn biến khởi nghĩa Lý Bí?
Lý Bí đã làm gì sau khi giành thắng lợi?
Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?
Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi?
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng( Năm, diến biến)
Tình hình kinh tế, văn hoá Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỉ X
Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?
Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán ra sao?
Ngô quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

II. Một số đề tham khỏa và hướng dẫn trả lời:
Câu 1: Nêu những nét nổi bật đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang.
1. Đời sống vật chất
- Văn Lang là một nước nông nghiệp. Ở mỗi vùng, tuỳ theo đất đai, người Lạc Việt có cách gieo cấy trên ruộng đồng hay trên nương rẫy của mình.
- Thóc lúa đã trở thành lương thực chính của cư dân Văn Lang. Ngoài ra, họ còn biết trồng thêm khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam... và trồng dâu, chăn tằm. Nghề đánh cá, nuôi gia súc đều phát triển.
- Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, lụa, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hoá.
- Nghề luyện kim được chuyên môn hoá cao. Ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí..., người thợ thủ công còn đúc trống đồng, thạp đồng. Họ cũng bắt đầu biết rèn sắt.
- Thức ăn chính hàng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Trong bữa ăn, người ta đã biết dùng mâm, bát, muôi. Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
- Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.
- Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển. Ở một vài làng, chạ, người ta đã biết dùng tre rào quanh làng để ngăn thú dữ.
- Việc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng thuyền.
- Về trang phục:
+ Ngày thường, nam đóng khố, mình trần, đi chân đất ; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
+ Mái tóc có nhiều kiểu: cắt ngắn bỏ xoã, búi tó, tết đuôi sam thả sau lưng.
+ Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai. Phụ nữ mặc váy xoè kết bằng lông chim, đội mũ lông chim hay bông lau.
2. Đời sống tinh thần
- Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau : những người quyền quý, dân tự do, nô tì. Tuy vậy sự phân biệt giữa các tầng lớp này còn chưa sâu sắc.
- Sau những ngày lao động mệt nhọc, người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi (một số hình ảnh đã được thể hiện trên mặt trống đồng).
- Trong ngày hội thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được “mưa thuận, gió hoà”, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
- Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước. Người chết được chôn cất trong thạp, bình, trong mộ thuyền, mộ cây kèm theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nhật Minh
Dung lượng: 134,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)