De cuong on tap hoc ki 1- Vat li 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Hùng | Ngày 14/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: De cuong on tap hoc ki 1- Vat li 8 thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Vật lí 8- HK1

A. LÍ THUYẾT:
I.Chuyển động cơ học:
1. Chuyển động cơ học là gì? Cho ví dụ chứng tỏ mọi sự chuyển động và đứng yên đều có tính tương đối.
2. Thế nào là chuyển động đều, không đều? Cho ví dụ
3. Công thức tính vận tốc và ý nghĩa từng đại lượng trong công thức. Từ công thức tính vận tốc suy ra cách tính quãng đường và thời gian trong chuyển động.
4. Nếu một vật đi quãng đường đầu là s1 với thời gian t1, quãng đường sau là s2 với thời gian t2 , thì vận tốc trung bình trên cả 2 đoạn đường được tính như thế nào?
II. Lực và quán tính:
1. Vì sao nói lực là đại lượng có hướng. Hãy nêu cách biểu diễn lực?
2.Vật chỉ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nào? Khi kéo vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang thì hai lực nào sẽ cân bằng nhau?
3.Quán tính là gì? Nêu ví dụ chứng tỏ có quán tính.
4. Kể tên các loại ma sát và cho ví dụ.
5. Nêu 2 trường hợp ma sát có lợi và cách tăng ma sát. Nêu 2 trường hợp ma sát có hại và cách làm giảm ma sát.
III.Áp suất:
1. Áp lực là gì? Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất và nêu rõ ý nghĩa từng đại lượng.
2. Muốn tăng hoặc giảm áp suất ta phải làm thế nào? Cho ví dụ trong thực tế.
3. Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng phụ thuộc yếu tố nào? Viết công thức.
4. Thế nào là bình thông nhau? Nêu đặt điểm của bình thông nhau khi chứa 1 chất lỏng?
5. Cho ví dụ chúng tỏ có sự tồn tại của áp suất khí quyển?
IV.Lực đẩy Ác si mét:
1. Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ac si met? Cho biết phương, chiều và độ lớn của lực?
2. Nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm và lơ lửng
3. Khi vật nổi cân bằng trên mặt chất lỏng, thì có sự cân bằng lực nào?
4. Khi một vật ngập một phần rồi ngập hẳn trong chất lỏng thì áp suất và lực đẩy Ác si mét lên vật thay đổi như thế nào? Giải thích.

B. CÁC CÔNG THỨC VÀ DẠNG TOÁN CĂN BẢN:
1. Vận tốc: 
*1m/s= 3,6km/h; 
*Vận tốc trung bình
trên nhiều đoạn đường:
2. Áp suất chất rắn:
3. Áp suất chất lỏng: 
4. Lực đẩy Ác si mét: 
*Nếu vật có trọng lượng trong không khí
là P, khi nhúng trong chất lỏng chịu lực đẩy
Ac si met là FA , thì hợp lực khi vật nhúng
trong chất lỏng là: F = P –FA =>FA = P- F

BÀI TẬP CỤ THỂ
I. Đổi đơn vị vận tốc:
1. Đổi các đơn vị sau ra m/s
36km/h 18km/h 54km/h 72km/h 28,8km/h
2. Đổi các đơn vị vận tốc sau ra km/h
5m/s 10m/s 15m/s 12m/s 20m/s
II. Bài tập định lượng:
Quãng đường Đà Nẵng- Tam kỳ dài 72km, một ô tô đi mất 2h.
Tính vận tốc trung bình ra km/h và m/s
Nếu ô tô đi với vận tốc trung bình 54km/h, thì phải mất thời gian bao lâu?
a.36km/h; 10m/s- b. 1h20’
Hai người đi xe máy. Người thư nhất đi quãng đường 600m hết 1 phút, người thứ hai đi quãng đường 10km hết 1/4h.
Ai nhanh hơn?
Nếu hai người khởi hành cùng lúc nhưng ngược chiều và cách nhau 38km, thì sau bao lâu gặp nhau?
a.36km/h; 40km/h- b. 1h20’
Một ô tô rời bến lúc 7h với vận tốc 50km/h. Lúc 7h20’ từ bến một mô tô đuổi theo với vận tốc 75km/h.
Mô tô đuổi kịp ô tô lúc mấy giờ?
Muốn đuổi kịp ô tô sau 40 phút thì mô tô phải chạy với vận tốc bao nhiêu?
a.1h; b. 140km/h
Một người đi 1/3 đoạn đường đầu với vận tốc v1 = 12km/h. Tính vận tốc v2 trên đoạn đường còn lại, biết vận tốc trung bình trên cả 2 đoạn đường là 9km/h. (8km/h)
Toa xe lửa có trọng lượng 500000N có 4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Hùng
Dung lượng: 66,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)