đè cương ôn tập học kì 1

Chia sẻ bởi Bùi Văn Phái | Ngày 15/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: đè cương ôn tập học kì 1 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - SINH HỌC 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Động vật có các đặc điểm:
A. Dị dưỡng, di chuyển, tự tổng hợp chất hữu cơ.
B. Tự dưỡng, di chuyển,lớn lên, sinh sản .
C. Di chuyển,có hệ thần kinhvà các giác quan, dị dưỡng và tự dưỡng.
D. Có hệ thần kinh và các giác quan, di chuyển,dị dưỡng.
Câu 2. Trùng sốt rét kí sinh trong:
A. Tiểu cầu B. Bạch cầu C. Hồng cầu D. Thành ruột
Câu 3. Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ:
A . Sắc tố ở màng cơ thể B. Màu sắc của chất diệp lục
C . Màu sắc của điểm mắt D . Màu sắc của nhân
Câu 4. Động vật nguyên sinh có những đặc điểm:
C. Cơ thể đơn bào, dị dưỡng, s/s phân đôi. D. Cơ thể phân đôi,tự dưỡng.
A. Cơ thể đa bào, dị dưỡng, s/s phân đôi . B. Cơ thể đơn bào,tự dưỡng.
Câu 5. Động vật ký sinh ở người và truyền bệnh qua đường tiêu hóa là?
A. Trùng kiết lị C. Trùng sốt rét B. Trùng biến hình D. Trùng roi cộng sinh
Câu 6. Cơ thể đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, thành cơ thể gồm hai lớp tế bào là đặc điểm của ngành ĐV nào?
A. Ruột khoang. B. Giun dẹp C. Giun đốt D. Động vật nguyên sinh
Câu 7. Đặc điểm chung của ruột khoang là:
A. Cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hoá phân hoá; bắt đầu có hệ tuần hoàn.
B. Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức. Cơ quan tiêu hoá dài đến hậu môn.
C. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.
D. Cơ thể đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào.
Câu 8. Nhóm động vật nào thuộc ngành giun dẹp sống kí sinh gây hại cho động vật và người là:
Giun móc câu, giun kim, sán dây, sán lá gan.
Sán lá gan, giun đũa, giun kim, sán lá máu.
Sán bã trầu, giun chỉ, giun đũa, giun móc câu.
Sán lá máu, sán bã trầu, sán dây, sán lá gan.
Câu 9. Khi đất ngập nước , giun đất chui lên mặt đất để làm gì ?
A. Hô hấp B. Tìm thức ăn C. Tìm nơi ở D. Sinh sản
Câu 10. Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng :
A. Giúp giun đũa không bị loài khác tấn công
B. Giúp cho giun sống được ngoài cơ thể
C. Giúp giun đũa không bị tiêu huỷ bởi dịch tiêu hoá trong ruột non nguời
D. Giúp giun đũa dễ di chuyển
Câu 11. Cơ quan hô hấp của trai sông là :
A. da B. phổi C. mang D. ống khí
Câu 12. Ở trai sông trứng và ấu trùng phát triển ở :
A . Ngoài sông B. Trong mang của trai mẹ C. Aó trai D. Tấm miệng
Câu 13. Loài nào sau đây có tập tính sống thành xã hội?
A. Ve sầu, nhện B. Nhện, bọ cạp C. Tôm, nhện D. Kiến, ong mật
Câu 14. Cơ quan cảm giác về khứu giác và xúc giác của nhện là:
Đôi kìm có tuyến độc B. Núm tuyến tơ
Đôi khe thở D. Đôi chân xúc giác phủ đầy lông
Câu 15. Cơ quan hô hấp của châu chấu là:
A. Mang B. Đôi khe thở C. Các lỗ thở D. Thành cơ thể
Câu 16. Hệ thần kinh của tôm là chuỗi hạch nằm ở đâu?
A. Mặt bụng B. Gốc đôi râu C. Đầu D. Mặt lưng
Câu 17. Những động vật nào sau đây thuộc lớp sâu bọ:
A. Ve sầu, chuồn chuồn, muỗi B. Châu chấu, muỗi, cái ghẻ
C. Nhện, châu chấu, ruồi D. Bọ ngựa, ve bò, ong
Câu 18. Cơ thể tôm sông gồm:
A. phần đầu, ngực, bụng B. phần đầu, ngực-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Phái
Dung lượng: 78,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)